+Aa-
    Zalo

    Sức mạnh hệ thống tên lửa Patriot mà Israel dùng bắn hạ chiến đấu cơ Syria

    ĐS&PL Hôm 24/7 vừa qua, quân đội Israel tuyên bố cho biết đã bắn 2 tên lửa Patriot do Mỹ sản xuất và "chặn đứng" một chiến đấu cơ Sukhoi của Syria xâm phạm không phận.

    Hôm 24/7 vừa qua, quân đội Israel tuyên bố cho biết đã bắn 2 tên lửa Patriot do Mỹ sản xuất và "chặn đứng" một chiến đấu cơ Sukhoi của Syria xâm phạm không phận.

    Chiếc máy bay của Syria bị rơi ở gần khu vực biên giới giáp Israel khiến 1 phi công thiệt mạng, theo The New York Times. Chiến đấu cơ này được cho là phiên Su-24 hoặc Su-22 của Nga.

    Hãng thông tấn Syria SANA cho biết máy bay đang tiến hành các cuộc tấn công chống lại "các nhóm khủng bố vũ trang" gần phía Nam thung lũng Yarmouk.

    Đây là lần đầu tiên Israel bắn hạ một chiếc máy bay Syria có người lái từ năm 2014. Israel không trực tiếp tham gia vào cuộc chiến Syria nhưng đã tấn công máy bay không người lái tiến vào không phận do Israel kiểm soát và tiến hành hàng chục vụ không kích vào tài sản quân sự của Syria và Iran trong những năm gần đây.

    Vụ việc mới nhất xảy ra chỉ một ngày sau khi Israel lần đầu triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa David's Sling nhưng bắn trượt mục tiêu.

    Dưới đây là những hình ảnh và thông tin về hệ thống Patriot mà Israel sử dụng:

    Được phát triển bởi Raytheon, hệ thống MIM-104 Patriot đi vào hoạt động từ năm 1985 và hiện đang là hệ thống phòng thủ tên lửa chính của quân đội Mỹ. Đây là hình ảnh tên lửa được bắn ra từ trạm phóng M901, gắn trên mặt sau của xe tải di động mở rộng hạng nặng M983. Ảnh: Bussiness Insider

    Mỗi bệ phóng Patriot chứa bốn hộp tên lửa. Ảnh: Bussiness Insider

    Patriot bắn ra 2 loại tên lửa: Pac-2 và Pac-3. Sự khác biệt chính giữa Pac-2 và Pac-3 là Pac-3 có máy phát và hướng dẫn radar sử dụng công nghệ hit-to-kill, trực tiếp đánh tên lửa mục tiêu với đầu đạn nhỏ. Mặt khác, Pac-2 phát nổ gần mục tiêu để đánh bật ra khỏi vị trí hoặc làm nổ tung. Ảnh: Bussiness Insider

    Cuối tuần qua, Ả Rập Saudi đã bắn tên lửa Pac-2 trong một hộp tên lửa vào phiến quân Houthi. Ảnh: Bussiness Insider

    Pac-2 có tốc độ tối đa Mach 5 (nhanh gấp 5 lần tốc độ âm thanh), tầm bắn tối đa hơn 10km và độ cao tối đa khoảng hơn 30km. Ảnh: Bussiness Insider

    Pac-3 cũng có có tốc độ tối đa Mach 5, tầm bắn tối đa 15-45km, tùy thuộc vào mục tiêu, và độ cao tối đa từ 10-15km. Ảnh: Bussiness Insider


    Quá trình khởi động của hệ thống Patriot. Ảnh: Bussiness Insider

    Phương pháp vận chuyển hệ thống Patriot: Có 5 phương tiện vận chuyển tạo thành một pin Patriot. Ảnh: Bussiness Insider

    Trạm điều khiển tương tác chứa một loạt các máy tính cung cấp thông tin về pin. Ảnh: Bussiness Insider

    Ăng-ten radar phát hiện tên lửa đến. Ảnh: Bussiness Insider

    Hệ thống Patriot hiện đang phục vụ cho quân đội của 14 quốc gia, bao gồm cả Mỹ. Ảnh: Bussiness Insider

    PHƯƠNG PHƯƠNG(Theo Bussiness Insider)


    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/suc-manh-he-thong-ten-lua-patriot-ma-israel-dung-ban-ha-chien-dau-co-syria-a237787.html
    Sự kiện: Thế giới 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    vtc.vn
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan