+Aa-
    Zalo

    Cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng hữu hiệu cho con trẻ mà cha mẹ cần ghi nhớ

    ĐS&PL Dưới đây là 5 biện pháp phòng tay chân miệng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) hướng dẫn người dân.

    Hà Nội đang ghi nhận 65 trường hợp mắc bênh tay, chân miệng trong tuần vừa qua. Để phòng bệnh cho các thành viên đặc biệt là trẻ nhỏ, các bậc cha mẹ cần ghi nhớ những cách thức dưới đây.

    Theo thống kê từ Sở Y tế Hà Nội, tuần qua trên địa bàn có 63 ca mắc bệnh tay chân miệng mới, tích lũy gần 1.100 ca mắc từ đầu năm nay. Tình trạng này dấy lên lo ngại nguy cơ bùng phát dịch nếu không có chiến dịch phòng bệnh kịp thời.

    Để chủ động phòng chống dịch tay chân miệng, người dân cần nâng cao sức đề kháng và tăng cường công tác vệ sinh môi trường, khử khuẩn. Đặc biệt, cần lưu ý triển khai vệ sinh môi trường thường xuyên tại các nhà trẻ, mẫu giáo trên địa bàn.

    Bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ. Ảnh minh họa

    Thực chất, tay chân miệng là bệnh lành tính, ở thể nhẹ có thể chữa khỏi tại nhà. Tuy nhiên, nếu không được điều trị và chăm sóc kịp thời, bệnh có thể chuyển sang độ nặng hơn. Thêm vào đó, thời điểm này lại đang rất thuận lợi cho virus gây bệnh phát triển và lây lan. Vì thế, cha mẹ cần hết sức lưu ý phòng tránh cho con và lưu ý phát hiện sớm dấu hiệu bệnh để điều trị kịp thời.

    Bệnh tay chân miệng là một nhiễm trùng do vi rút xảy ra ở trẻ nhỏ. Bệnh thường tự khỏi và không đe dọa nhiều đến sức khỏe của trẻ, tuy nhiên bệnh cũng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.

    Dưới đây là 5 biện pháp phòng tay chân miệng được Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) hướng dẫn người dân.

    1. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày

    Cả người lớn và trẻ em cần thực hiện hành vi vệ sinh này thường xuyên, đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

    2. Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống

    Hãy ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.

    3. Vệ sinh sạch sẽ đồ chơi, dụng cụ tiếp xúc

    Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

    4. Cách ly với người mắc bệnh

    Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh. Nhiều người khi con có dấu hiệu mắc bệnh vẫn cố đưa trẻ đến lớp vì rất nhiều lý do, không có người trông, con đã đỡ để đưa trẻ đến trường. Trong khi đó, tay chân miệng rất dễ lây lan, là nguyên nhân dẫn đến nhiều ca mắc tay chân miệng trong trường học.

    Bởi tay chân miệng lây qua dịch tiết mũi họng, các bọng nước vỡ, rồi phân của trẻ mắc bệnh khi không được vệ sinh đúng cách, dính vào tay chưa được rửa vệ sinh rồi lại cầm nắm đồ vật, chăm người khác khiến bệnh dễ ràng lây lan.

    5. Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh

    Phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.
    Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.

    Đồng Trang (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cach-phong-ngua-benh-tay-chan-mieng-huu-hieu-cho-con-tre-ma-cha-me-can-ghi-nho-a238318.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    vtc.vn
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan