+Aa-
    Zalo

    Cách sắm lễ cúng cô hồn đúng và đầy đủ nhất

    ĐS&PL Tháng 7 hay còn được gọi là tháng cô hồn, việc cúng lễ trong tháng này được dân gian rất coi trọng.

    Tháng 7 hay còn được gọi là tháng cô hồn, việc cúng lễ trong tháng này được dân gian rất coi trọng.

    Theo quan niệm của người Việt, con người có cả phần hồn và xác. Khi con người chết đi, phần hồn vẫn tồn tại. Tùy theo nghiệp mà họ đã tạo ra khi còn sống, phần hồn đó sẽ theo 3 cõi (dục giới, sắc giới, vô sắc giới) sáu đường (Trời, Atula, Người, Súc sinh, Ngạ quỷ, Địa Ngục) luân hồi.

    Vào đêm 14/7 âm lịch, người dân Việt thường cúng cô hồn. Ảnh minh họa

    Phần hồn sinh thành Ngạ quỷ sẽ vật vờ quấy nhiễu dương gian, còn xuống Địa phủ sẽ được cai quản bởi Diêm Vương. Và theo truyền thuyết dân gian, từ mùng 2-14/7 Diêm Vương ra lệnh mở Quỷ Môn Quan và đến sau 12 giờ đêm ngày 14/7 cánh cửa lại được đóng lại, các ma quỷ phải quay về địa ngục.

    Chính vì vậy, vào đêm 14/7, người dân Việt thường cúng cô hồn. Trong lễ cúng có đồ cúng, bài cúng cô hồn và cả phần lễ hóa vàng để cúng cho những hồn ma quỷ, xua đuổi vận hạn và cầu được bình an.

    Vì là cúng Thí thực (bố thí thức ăn) nên mâm cúng không có cúng xôi, gà, đồ ăn mặn.

    Chuẩn bị mâm cúng cô hồn

    Ngày nay mâm cúng cô hồn thường có:

    - Muối gạo (1 dĩa)

    - Cháo trắng nấu loảng ( 12 chén nhỏ ) , hay là cơm vắt : 3 vắt

    - 12 cục đường thẻ .

    - Giấy áo, giấy tiền (có thể là tiền thật nhưng là mệnh giá nhỏ) .

    - Mía (để nguyên vỏ và chặt tùng khúc nhỏ độ 15 cm )

    - Bánh, kẹo, tiền mặt (tiền thật, các loại mệnh giá).

    - Bỏng ngô, khoai lang luộc, ngô luộc, sắn luộc.

    - Hoa, quả 5 loại 5 mầu (ngũ sắc)

    - Nước : 3 ly nhỏ, 3 cây nhang , 2 ngọn nến nhỏ.

    Mâm cúng cô hồn được đặt trước cửa nhà. Ảnh minh họa

    Sở dĩ cháo không thể thiếu cháo loãng vì dân gian quan niệm rằng những linh hồn bị đày đọa phải mang một thực quản nhỏ hẹp nên không thể nuốt được thức ăn thông thường.

    Muối và gạo sau khi cúng xong phải rải xuống đường mang ý nghĩa tiễn cô hồn đi.

    Cúng cô hồn vào thời điểm nào là thích hợp

    Để người dân thực hiện việc cúng lễ rằm tháng 7 thế nào đúng đắn nhất, cố Đại lão Hòa thượng Thích Thanh Tứ đã từng dạy rằng: ''Ngày Rằm tháng 7 không phải ở chỗ mâm cao cỗ đầy, mà ở thái độ và lương tâm của mỗi người''.

    Riêng việc thiết lập mâm lễ cúng cho những cô hồn chưa siêu thoát thì nên thực hiện vào buổi chiều tối. Mâm lễ cúng cô hồn nên đặt ngoài sân, không đặt ngoài bậu cửa. Nếu không muốn cúng cô hồn tại nhà có thể cúng tại chùa.

    Lưu ý khi cúng cô hồn

    - Việc cúng Rằm tháng 7 tại tư gia nên thực hiện theo các khóa lễ sau: cúng Phật, cúng thần linh, cúng gia tiên, cúng thí thực cô hồn và phóng sinh.

    - Đặt lễ cúng trước cửa nhà (hay nơi đang buôn bán).

    - Sau khi cúng xong, các vật phẩm cúng cô hồn không đem vào nhà. Đồ mã đốt ngay tại chỗ, còn đĩa muối, gạo rải ra tám hướng. Sau đó tiến hành đốt vàng mã.

    - Theo các chuyên gia, với mâm cúng ông bà, tổ tiên thì có thể cúng các đồ mặn.

    - Khi rải tiền vàng ra mâm cúng phải để 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng từ 3-5-7 cây hương.

    Đồng Trang (T/h)
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cach-sam-le-cung-co-hon-dung-va-day-du-nhat-a240000.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    vtc.vn
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan