Không để Châu Thị Thu Nga khai về số tiền “chạy” ĐBQH tại tòa có bất thường?


Thứ 6, 06/10/2017 | 08:34


Cùng sự kiện

Phiên tòa xét xử đại án tại tâp đoàn Housing Group đang trong giai đoạn xét hỏi. Dư luận đặc biệt quan tâm đến những lời khai của bị cáo Châu Thị Thu Nga liên quan đến vi

Phiên tòa xét xử đại án tại tâp đoàn Housing Group đang trong giai đoạn xét hỏi. Dư luận đặc biệt quan tâm đến những lời khai của bị cáo Châu Thị Thu Nga liên quan đến việc sử dụng số tiền đã chiếm đoạt trong vụ án. Trong đó là lời khai “chạy” ĐBQH với 1,5 triệu đô…

Tại phiên tòa xét xử chiều 5/10, khi luật sư đặt câu hỏi về khoản tiền hàng chục tỷ bị cáo Châu Thị Thu Nga khai dùng để "chạy" đại biểu Quốc hội, chủ tọa đã không chấp nhận để bị cáo nói vì công an đang điều tra.

Nói về vấn đề này, Luật sư Hoàng Huy Được (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) cho rằng: Về nguyên tắc, những tài liệu có trong hồ sơ vụ án đều phải được kiểm tra, đánh giá công khai tại phiên tòa. Trong tổng số tiền quy buộc chiếm đoạt, thì bị cáo muốn chứng minh số tiền không chiếm đoạt, sử dụng… Dù thế nào thì các nội dung đó cũng cần được làm rõ.

Bị cáo Châu Thị Thu Nga tại phiên tòa - Ảnh: Dân trí

Tuy nhiên HĐXX cho rằng tình tiết đó đã được tách ra để điều tra trong một vụ án khác, thì theo quy định điều này không vi phạm pháp luật. Liên quan đến một vụ án đang trong quá trình điều tra thì các nội dung, tình tiết của vụ án phải được giữ bí mật.

Điều 72 BLTTHS 2003 quy định: “Lời khai của bị can, bị cáo: Bị can, bị cáo trình bày về những tình tiết của vụ án. Lời nhận tội của bị can, bị cáo chỉ có thể được coi là chứng cứ, nếu phù hợp với các chứng cứ khác của vụ án. Không được dùng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để kết tội.

Trong vụ án của Châu Thị Thu Nga thì hiện có lời khai của bà Nga là chạy ĐBQH 1,5 triệu đô. Lời khai đó chỉ đươc sử dụng là chứng cứ khi nó phù hợp với những tài liệu chứng cứ khác như bằng băng ghi âm, ghi hình và biên nhận hoặc được những người kia thừa nhận. Tuy nhiên nếu những người bị Nga khai đã đưa hối lộ mà từ chối thì rất khó chứng minh vi phạm.

Khi băn khoăn vê việc “mất dấu” của những khoản tiền hoa hồng, hối lộ lớn trong quá trình tố tụng, luật sư Được cho rằng: Bất luận chứng cứ trong vụ án dân sự hay vụ án hình sự thì đều phải tuân theo các quy định của pháp luật về chứng cứ. Chứng cứ trong vụ án tham nhũng thì cũng cần đảm bảo khách quan độc lập để các bị cáo tâm phục khẩu phục khi nhận tội.  Không có chứng cứ khác thì không thể kết tội chỉ dựa vào lời khai…

Tâm Anh

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/khong-de-chau-thi-thu-nga-khai-ve-so-tien-chay-dbqh-tai-toa-co-bat-thuong-a204312.html