+Aa-
    Zalo

    Những cách giúp bà nội trợ không bị "tăng áp" khi nhận hóa đơn tiền điện mùa hè

    ĐS&PL Nắng nóng kéo dài liên tục khến nhu cầu làm mát của các gia đình tăng cao. Vậy làm cách nào để giảm tải điện năng và sử dụng các đồ điện trong nhà hợp lý nhất?

    Nắng nóng kéo dài liên tục khiến nhu cầu làm mát của các gia đình tăng cao. Vậy làm cách nào để giảm tải điện năng và sử dụng các đồ điện trong nhà hợp lý nhất? Để cuối tháng không phải "hoa mắt, chóng mặt" khi nhận hóa đơn tiền điện. 

    Những ngày hè oi bức khiến các gia đình thường xuyên sử dụng các thiết bị làm mát dẫn đến lượng điện tiêu thụ tăng vọt. Điều này cũng đồng nghĩa với số tiền chi trả cho điện năng tăng cao, nhiều bà nội trợ phải "hoa mắt, chóng mặt" khi nhận hóa đơn tiền điện. 

    Tuy nhiên, để sử dụng tiết kiệm và hợp lý các thiết bị làm mát trong gia đình lại khá đơn giản. Chỉ cần chú ý vài chi tiết và thao tác trong quá trình sử dụng là bạn và các thành viên trong gia đình có thể tiết kiệm được lượng điện năng tiêu thụ và số tiền thanh toán mỗi tháng hè.

    Mẹo sử dụng điện kiệm điện và hợp lý 

    Các thiết bị ổ cắm trong nhà: Đầu tiên, các gia đình phải kiểm tra xem còn thiết bị điện nào chưa rút ổ cắm không. Đặc biệt là ti vi, quạt và đèn ngủ, với các thiết bị như sạc laptop, điện thoại không nên cắm vào ổ 24/24 khi sạch xong là rút ra ngay.

    Không dùng điều hòa quá cũ: Nếu máy điều hòa nhà bạn đã sử dụng trên 10 năm, đã đến lúc bạn nên cân nhắc mua một máy điều hòa mới để tiết kiệm năng lượng hơn. Hãy tìm mua máy điều hòa tiêu tốn ít điện năng và có công suất phù hợp với diện tích phòng:

    Phòng 15m2 trở xuống: Công suất lạnh 9.000 BTU.

    Phòng 25m2 trở xuống: Công suất lạnh 12.000 BTU.

    Phòng 30m2 trở xuống: Công suất lạnh 18.000 BTU.

    Việc vệ sinh điều hòa, màng lọc không khí thông thoáng sẽ giúp tăng hiệu quả làm lạnh, tăng tuổi thọ máy.

    Ảnh minh hoạ. 

    Khắc phục những khe hở phòng điều hòa: Các khe hở trong phòng điều hoà là một trong những nguyên nhân chính khiến cho hệ thống điều hòa hoạt động với công suất lớn hơn, gây tốn kém điện năng và giảm tuổi thọ của máy.

    Khi dùng bàn ủi: Không nên ủi quần áo khi còn đang ướt, Lau sạch bề mặt kim loại của bàn ủi sẽ giúp bàn ủi hoạt động có hiệu quả hơn.

    Khi dùng máy bơm: Khi dùng máy bơm phải nhớ vặn chặt các van nước, vì rò rỉ nước sẽ làm máy bơm hoạt động gây tốn điện không cần thiết. Các van ở đường ống nước nên thường xuyên được bảo trì

    Khi dùng Ti vi: Không nên để màn hình ở chế độ sáng quá, như vậy sẽ tốn điện; Nên tắt ti vi bằng cách ấn nút Power ở máy; Nên chọn kích cỡ ti vi phù hợp với nhà của mình, không nhất thiết dùng ti vi to bởi vì càng to thì càng tốn điện. Điều chỉnh độ tương phản và độ sáng cho phù hợp.

    Tăng cường cây xanh và rèm che: Ở những hướng đón ánh nắng, có thể trồng cây như là một bức chắn ánh nắng mặt trời và tạo không khí trong lành cho ngôi nhà. Khi trời quá nắng cần kéo rèm che để ngăn ánh nắng chiếu trực tiếp. Do đó, máy điều hòa cũng sẽ không phải làm việc với công suất cao.

    Sử dụng quạt trần thay cho điều hòa: Sử dụng quạt trần để không khí lưu chuyển đều trong nhà, thay vì sử dụng máy điều hòa nhiệt độ sẽ giúp cho máy điều hòa nhiệt độ có thể nghỉ ngơi, đồng nghĩa với việc tiết kiệm điện năng hơn rất nhiều.

    Đặt nhiệt độ điều hòa hợp lý: Điều chỉnh độ nhiệt độ của điều hòa hay tốc độ quạt trong phòng hợp lý có thể giúp tiết kiệm 10% - 15% điện năng mà không ảnh hưởng tới sự thoải mái cá nhân. Để nhiệt độ cao hơn 2 độ là có thể giảm chi phí làm mát 5%. Thông thường để đảm bảo sức khỏe và tiết kiệm điện nên đặt nhiệt độ điều hòa từ 25o C trở lên.

    Hạn chế mở tủ lạnh nhiều lần: Trước tiên, bạn nên chọn mua tủ lạnh phù hợp với nhu cầu sử dụng, nên mua tủ lạnh có nhiều ngăn, đặt tủ lạnh cách tường 10 cm để có độ thông thoáng. Đặc biệt, tránh mở tủ lạnh nhiều lần khi không cần thiết để bảo đảm duy trì độ lạnh tủ đã tự động ngắt trước đó. Nên lau chùi, bảo quản thường xuyên để tránh tuyết dày trên 5mm. Đối với tủ lạnh, nhất là loại đông tuyết, nếu không xả băng sẽ dẫn đến khả năng trao đổi nhiệt kém, tiêu tốn nhiều điện năng. 

    Bảo trì các thiết bị điện: Trước khi mùa hè đến, nên bảo trì các thiết bị điện như điều hòa, tủ lạnh, quạt, tivi… Điều này sẽ giúp cho các thiết bị này hoạt động tốt, tiêu tốn điện năng đúng với chỉ số các nhà sản xuất đưa ra; đồng thời cũng không mất thêm chi phí cho việc sửa chữa khi thiết bị hỏng hóc do một thời gian dài không dùng đến.

    Tuy nhiên, cần chú ý bảo dưỡng vệ sinh đúng cách để không gây hại cho máy. 

    Bình nước nóng năng lượng mặt trời: Sử dụng năng lượng mặt trời đốt nóng nước trong bình, hoàn toàn không tiêu thụ điện. Hãy tận dụng năng lượng thiên nhiên này để giảm đi một khoản chi phí tiền điện.

    Dành nhiều thời gian cho các hoạt động ngoài trời: Mùa hè là mùa tuyệt vời để ra ngoài và tận hưởng không khí ngoài trời, từ các hoạt động bơi lội cho đến cắm trại hay tập thể dục. Nên tận dụng cơ hội này để nâng cao sức khỏe, gần gũi thiên nhiên, tranh thủ tắt các thiết bị, nhằm góp phần tiết kiệm điện và tham gia bảo vệ môi trường.

    Chỉ cần thay đổi những thói quen tưởng chừng rất nhỏ, nhưng hàng tháng bạn sẽ tiết kiệm được 1 khoản đáng kể từ cách sử dụng điện thông minh. 

    Kiều Trang(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhung-cach-giup-ba-noi-tro-khong-bi-tang-ap-khi-nhan-hoa-don-tien-dien-mua-he-a229987.html
    Sự kiện:
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    vtc.vn
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan