Sở GTVT Hà Nội: Nhiều tuyến BRT có dấu hiệu quá tải trong giờ cao điểm


Chủ nhật, 10/09/2017 | 13:36


Cùng sự kiện

Theo Sở GTVT Hà Nội, trung bình buýt nhanh chở 13.000 khách mỗi ngày. Giờ cao điểm có dấu hiệu quá tải khi có nhiều chuyến chở 110-115 khách (lượng khách bình quân giờ ca

Theo Sở GTVT Hà Nội, trung bình buýt nhanh chở 13.000 khách mỗi ngày. Giờ cao điểm có dấu hiệu quá tải khi có nhiều chuyến chở 110-115 khách (lượng khách bình quân giờ cao điểm là 70 khách/chuyến). Tuy nhiên, vào giờ thấp điểm, số khách trung bình mỗi chuyến chỉ đạt 20 người. Tháng 6, 7 lượng khách giảm do học sinh, sinh viên nghỉ hè.

Theo thông tin được đăng tải trên báo Vnexpress, sáng 10/9, đoàn đại biểu HĐND TP Hà Nội cùng lãnh đạo Sở Giao thông đã đi thực tế một số tuyến xe buýt của thủ đô, trong đó có tuyến buýt nhanh (BRT) Kim Mã - Yên Nghĩa.

Báo cáo với đoàn, Sở Giao thông cho hay, sau 8 tháng đi vào hoạt động, dịch vụ tuyến buýt nhanh đầu tiên của Hà Nội được đánh giá “có độ tin cậy cao”. "Buýt nhanh đã hình thành thói quen tham gia giao thông của người dân. Từ khi buýt nhanh đi vào hoạt động chưa có hiện tượng ùn tắc giao thông nghiêm trọng nào", báo cáo cho hay.

Các đại biểu HĐND TP Hà Nội và lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội khảo sát các tuyến buýt - Ảnh: An ninh Thủ đô

Theo Sở Giao thông, trung bình buýt nhanh chở 13.000 khách mỗi ngày. Giờ cao điểm có dấu hiệu quá tải khi có nhiều chuyến chở 110-115 khách (lượng khách bình quân giờ cao điểm là 70 khách/chuyến). Tuy nhiên, vào giờ thấp điểm, số khách trung bình mỗi chuyến chỉ đạt 20 người. Tháng 6, 7 lượng khách giảm do học sinh, sinh viên nghỉ hè.

Cũng theo Sở Giao thông, khách đi buýt nhanh chủ yếu cho mục đích đi làm, trong khi với các tuyến buýt thường, số khách là học sinh sinh viên chiếm đến gần 80%.

Hà Nội cần những giải pháp đột phá để giải quyết vấn đề ách tắc giao thông

Cùng đưa tin về vấn đề này, báo Hà Nội mới thông tin thêm, trực tiếp trải nghiệm cả xe buýt nhanh BRT và buýt thường, một số đại biểu HĐND TP Hà Nội đề nghị nghiên cứu xem có thể cho xe buýt thường đi chung làn buýt BRT được hay không để tận dụng hiệu quả sử dụng của làn đường dành riêng cho xe buýt nhanh. Việc này cũng sẽ cải thiện các điều kiện cho xe buýt nhằm kết nối hành khách được hiệu quả hơn, qua đó sẽ có thêm nhiều hành khách lựa chọn xe buýt làm phương tiện đi lại chính.

Hành khách lên xe buýt nhanh BRT 01 Kim Mã – Yên Nghĩa - Ảnh: Huy Hùng/TTXVN

Phó chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi nhận xét, giao thông và môi trường là các vấn đề nổi cộm của thành phố trong những năm qua. Nếu giải quyết được giao thông thì sẽ có giải pháp về môi trường. Đầu tư BRT là chủ trương đúng của lãnh đạo thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan. Đây chính là “cú hích” nhằm thay đổi nhận thức của mỗi người dân để họ thấy rằng không thể giải quyết bài toán giao thông Hà Nội nếu cứ mỗi người một xe máy, ô tô mà phải chuyển sang sử dụng vận tải công cộng. Thời gian tới, Hà Nội cần tiếp tục nghiên cứu làm sao kết nối hiệu quả hơn nữa giữa buýt nhanh BRT và buýt thường, huy động các chuyên gia giao thông trong và ngoài nước để giải quyết vấn đề ách tắc giao thông...

Cùng chung nhận thức, đại biểu HĐND TP Hà Nội Nguyễn Hoàng cho rằng, TP của chúng ta có những đặc thù riêng về hạ tầng giao thông và thói quen đi lại của người dân. Chúng ta có thể nghiên cứu sử dụng các phương tiện nhỏ, phù hợp hơn với thực tế trên các tuyến buýt, kể cả BRT, miễn sao đạt hiệu quả cao nhất - báo Kinh tế Đô thị thông tin.

(Tổng hợp)

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/so-gtvt-ha-noi-nhieu-tuyen-brt-co-dau-hieu-qua-tai-trong-gio-cao-diem-a201463.html