Tài xế lăn ra “ăn vạ” khi bị ông Đoàn Ngọc Hải cẩu xe có bị xử lý?


Thứ 2, 09/10/2017 | 11:56


Cùng sự kiện

Với hành vi "nằm lăn ra đường ăn vạ" khi bị ông Đoàn Ngọc Hải cẩu xe vi phạm, tài xế có thể bị phạt hành chính...

Với hành vi "nằm lăn ra đường ăn vạ" khi bị ông Đoàn Ngọc Hải cẩu xe vi phạm, tài xế có thể bị phạt hành chính...

Theo Vnexpress, tối 8/10, đoàn liên ngành quận 1, TP HCM  do Phó chủ tịch Đoàn Ngọc Hải dẫn đầu, tiếp tục xuống đường lập lại trật tự đô thị. Trên đường Cống Quỳnh, thấy ôtô đậu trên vỉa hè, lực lượng chức năng dừng lại xử lý.

Tài xế xuất hiện nhưng không nói gì, lên xe đóng chặt cửa, rồ máy nhiều lần. Khi đoàn công tác gõ cửa yêu cầu xuất trình giấy tờ, nam thanh niên đột ngột mở cửa, quát "sao đập xe tôi".

Anh này liên tục nện ầm ầm vào ôtô, nói lực lượng chức năng "phá xe" rồi xô đẩy. Người này có biểu hiện say rượu.

Trước hành vi bất hợp tác của tài xế, ông Đoàn Ngọc Hải yêu cầu lực lượng niêm phong, cẩu xe về trụ sở. Người này liên tục xô đẩy, ngăn cản cán bộ trật tự đô thị. Anh ta còn nằm vật ra đường giãy giụa, nói "tôi bị bệnh tim".

Nam tài xế "nằm vạ" giữa đường 

 Khi đoàn công tác cẩu ôtô đi, tài xế vùng dậy phản ứng, nằng nặc "sẽ mất tài sản" trong xe. Đoàn công tác khuyên can, nói xe đã được niêm phong, có người ký tên, không thể mất mát gì.

Thấy anh ta không ngừng xô đẩy, chửi bới, ông Đoàn Ngọc Hải yêu cầu công an phường đưa về trụ sở làm việc, tránh hành vi cản trở lực lượng chức năng.

Trao đổi về những vấn đề pháp lý xung quanh vụ việc này, chuyên viên pháp lý Châu Việt Vương - Công ty luật hợp danh FDVN nhận định, việc dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, đường phố cần được hiện theo quy định tại Điều 18, Điều 19 luật Giao thông đường bộ năm 2008.

Việc dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, đường phố cần được hiện theo quy định tại Điều 18, Điều 19 luật Giao thông đường bộ năm 2008. Cụ thể Người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ phải thực hiện quy định sau đây:

- Có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết;

- Cho xe dừng, đỗ ở nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy; trường hợp lề đường hẹp hoặc không có lề đường thì phải cho xe dừng, đỗ sát mép đường phía bên phải theo chiều đi của mình;

- Trường hợp trên đường đã xây dựng nơi dừng xe, đỗ xe hoặc quy định các điểm dừng xe, đỗ xe thì phải dừng, đỗ xe tại các vị trí đó;

- Sau khi đỗ xe, chỉ được rời khỏi xe khi đã thực hiện các biện pháp an toàn; nếu xe đỗ chiếm một phần đường xe chạy phải đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe để người điều khiển phương tiện khác biết;

Chuyên viên pháp lý Châu Việt Vương - Công ty luật hợp danh FDVN

- Không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn;

- Khi dừng xe, không được tắt máy và không được rời khỏi vị trí lái;

- Xe đỗ trên đoạn đường dốc phải được chèn bánh.

Việc dừng xe, đỗ xe trên đường phố ngoài tuân thủ những quy định nêu trên còn cần phải đảm bảo các quy định như sau:

- Phải cho xe dừng, đỗ sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi của mình; bánh xe gần nhất không được cách xa lề đường, hè phố quá 0,25 mét và không gây cản trở, nguy hiểm cho giao thông. Trường hợp đường phố hẹp, phải dừng xe, đỗ xe ở vị trí cách xe ô tô đang đỗ bên kia đường tối thiểu 20 mét.

- Không được dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước. Không được để phương tiện giao thông ở lòng đường, hè phố trái quy định.

Do đó, việc dừng xe, đỗ xe trên vỉa hè là không tuân thủ theo những quy định nêu trên về việc dừng xe, đỗ xe. Cơ quan có thẩm quyền xử phạt có quyền lập biển bản xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi đỗ xe trên vỉa hè của chủ phương tiện vi phạm.

Chuyên viên pháp lý Châu Việt Vương phân tích thêm, đối với việc tạm giữ phương tiện của tài xế, nếu tài xế cũng chính là chủ phương tiện. Theo quy định tại Điều 78 Nghị địnhSố: 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắtthì việc đậu xe trên vỉa hè không thuộc trường hợp bị tạm giữ phương tiện, nên việc tạm giữ xe và cẩu về đồn là trái quy định của pháp luật.Trong trường hợp này, chủ phương tiện đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì chủ phương tiện có quyền khiếu nại quyết định hành chính đó đến người đã ra quyết định hoặc có thể khởi kiện tại tòa án có thẩm quyền để yêu cầu hủy quyết định hành chính trái pháp luật và yêu cầu bồi thường thiệt hại (nếu có).

Đối với hành vi nằm vật ra đường giãy giụa, bất hợp tác với người thi hành công vụ về hành vi đỗ xe trái quy định pháp luật của tài xế. Theo quy định tại Điều 20, Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình; hành vi cản trở, chống lại việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ thì tài xế taxi có thể bị xử phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

Trường hợp này, vì người tài xế không dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ nên chỉ bị xử phạt hành chính, chưa đủ yếu tố để truy cứ trách nhiệm về hành sự về tội Chống người thi hành công vụ theo quy định tại Điều 257, Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009).

Tiểu Phương (ghi)

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tai-xe-lan-ra-an-va-khi-bi-ong-doan-ngoc-hai-cau-xe-co-bi-xu-ly-a204632.html