Uber, Grab và một năm “làm mưa gió” thị trường taxi Việt Nam


Thứ 3, 13/02/2018 | 02:24


Cùng sự kiện

Câu chuyện kinh doanh của các công ty này tại Việt Nam vẫn đang còn vấp phải nhiều tranh cãi nhưng cục diện của thị trường đã phần nào cho thấy sự phân hóa sau 3 năm.

Câu chuyện kinh doanh của các công ty này tại Việt Nam vẫn đang còn vấp phải nhiều tranh cãi nhưng cục diện của thị trường đã phần nào cho thấy sự phân hóa sau 3 năm.

Vào Việt Nam từ đầu năm 2014, Grab nhanh chóng nhận được cái “gật đầu” của các cơ quan quản lý nhờ chiến lược ưu tiên “lobby” chính sách, từ đó thuận lợi triển khai các dịch vụ của mình tới các địa phương được cấp phép.

Đồng thời, Grab nhanh chóng đóng đinh thương hiệu của mình trong đầu người dân bằng dịch vụ giá “mềm” và tăng độ phủ khi liên tục có “chương trình hỗ trợ” cho các lái xe - đối tác của Grab.

Sau 2 năm được cấp phép thí điểm theo Quyết định 24, Grab đã từ một công ty nước ngoài với mong muốn có thị trường, chuyển mình bước lên vị trí đứng đầu ngành vận tải hành khách bằng hợp đồng trong nước.

Còn Uber chính thức có mặt ở Việt Nam từ giữa năm 2014, địa điểm đầu tiên chính là TP. HCM. Thời gian đầu, với tiềm lực của mình, Uber nhanh chóng tiếp cận với đông đảo khách hàng, phát triển mạnh mẽ hơn hẳn Grab. Tuy nhiên, do các vướng mắc đến vấn đề thuế, mãi đến giữa năm 2016, Uber mới nhận được sự đồng thuận của các Bộ quản lý. Sau đó, Uber còn mất thêm khá nhiều thời gian trình đề án đến các địa phương mới chính thức được cấp phép.

Xen giữa các khoảng thời gian chờ đợi “gật đầu” của cơ quan chức năng, Uber vẫn âm thầm phát triển thị trường. Nhưng “danh bất chính, ngôn bất thuận”, sau 2 năm chính thức được cấp phép, Uber phát triển kém xa Grab, và thường xuyên bị chính quyền “tuýt còi”. Nhưng oái oăm là, Uber vẫn đủ để đánh bại các hãng taxi hoạt động theo mô hình truyền thống.

Chiếm lĩnh thị trường

Grab nhanh chóng đóng đinh thương hiệu của mình trong đầu người dân bằng dịch vụ giá “mềm” và tăng độ phủ khi liên tục có “chương trình hỗ trợ” cho các lái xe - đối tác của Grab. Ảnh: Thời báo kinh tế Việt Nam

Ứng dụng gọi xe được Grab và Uber đưa vào Việt Nam cách đây 3 năm đã làm thay đổi cách vận hành của cả thị trường taxi. Sự dịch chuyển một lượng lớn khách hàng đang sử dụng taxi truyền thống sang việc gọi xe qua ứng dụng đã cho thấy một sự vận động rất khác của nhu cầu trong thời đại số.

Dù phản ứng về dịch vụ mới này, các hãng taxi truyền thống vẫn nhìn nhận ứng dụng gọi xe đang là “vũ khí” tối ưu để nâng cao sức cạnh tranh.

Đầu tiên là Vinasun, đơn vị thống lĩnh thị phần thị trường taxi Việt Nam đã không thể đứng yên nhìn miếng bánh thị phần của mình bị bào mòn. Ông lớn trong ngành taxi này cũng chấp nhận sử dụng một ứng dụng tương tự như hai đối thủ nước ngoài để cạnh tranh.

Một năm sau khi hai dịch vụ taxi thế hệ mới xuất hiện, Vinasun làm mới mình bằng ứng dụng gọi xe sử dụng xe đời mới và cao cấp. Để thêm sức nặng, lãnh đạo doanh nghiệp này cũng nhấn mạnh tính pháp lý của mô hình này, điều mà các đối thủ khác chưa được công nhận rõ ràng.

Thời điểm đó, ông Tạ Long Hỷ, Tổng giám đốc Vinasun cho rằng: “Dịch vụ này của chúng tôi hoàn toàn khác với Uber. Tất cả xe đều thuộc sở hữu của Vinasun và được đăng kí hoạt động vận tải, nộp thuế đầy đủ”.

Một tháng sau khi Vinasun áp dụng mô hình mới thì Mai Linh đưa ra ứng dụng gọi xe của mình. Phương thức hoạt động cũng không mấy khác biệt so với các đơn vị triển khai trước đó.

Ngoài sự chuyển đổi của các hãng taxi truyền thống, hàng loạt dự án khởi nghiệp khác cũng lấy ứng dụng gọi xe làm cơ sở và mô hình kinh doanh của Uber, Grab để hoạt động. Năm 2015 chứng kiến sự nở rộ của dịch vụ gọi xe qua smartphone. Các công ty vận tải trong nước cũng rục rịch sử dụng ứng dụng gọi xe để quản lý và điều phối dịch vụ của mình như: LiveTaxi, TaxiNavi, Oh!Taxi, VietTaxi…

Các thương hiệu "taxi công nghệ” liên tục ra đời và nâng cấp các ứng dụng, đưa thị trường taxi vào cuộc đua mới. Nhiều startup tuyên bố ứng dụng của mình sẽ tấn công trực tiếp vào hai đơn vị tiên phong là Uber và Grab.

Nhiều rào cản

Tháng 1/2017, các hãng Thành Công, Mai Linh, Nội Bài, Open 99… đua nhau thành lập ứng dụng gọi taxi như Uber, Grab và liên tục kiến nghị giảm giá, miễn thuế ngang ngửa với Uber, Grab.

Tuy nhiên, vào tháng 3/2017, Bộ Tài chính bác bỏ đề xuất của các hãng taxi truyền thống.

Đỉnh điểm của việc phản đối taxi công nghệ là vào tháng 5/2017,Vinasun gửi đơn đến Thủ tướng Chính phủ cho rằng Uber, Grab cạnh tranh thiếu lành mạnh.  Ông Tạ Long Hỷ, Phó Tổng giám đốc Vinasun, cho biết hãng sẽ theo đuổi vụ kiện đến cùng vì hình thức kinh doanh không lành mạnh, phá giá của Grab, Uber.

Uber chính thức có mặt ở Việt Nam từ giữa năm 2014, địa điểm đầu tiên chính là TP. HCM. Ảnh: Trí thức trẻ

Tháng 6/2017, Bộ GTVT yêu cầu Grab, Uber ngưng ứng dụng sử dụng dịch vụ đi chung (GrabShare, UberShare). Cùng thời điểm, Vinasun cũng phải cắt giảm 8.000 nhân viên, Mai Linh 6.000 nhân viên vì kinh doanh khó khăn.

Tháng 7/2017, Tổng Cục Thuế thanh tra hoạt động thuế của Uber, Grab. Hai tháng sau, TP HCM đề xuất công nhận Uber, Grab là loại hình taxi kiểu mới. Thế nhưng, Hà Nội lại kiến nghị cho dừng khẩn cấp hoạt động của Uber, Grab.

Đầu tháng 10/2017, có tin Uber trốn thuế gần 67 tỉ đồng và bị ngưng hoạt động. CEO Đặng Việt Dũng của Uber đã từ nhiệm. Trong khi đó, Grab tuyên bố đã xong bước đầu tiên giành thị phần vận tải ở TP HCM...

Sự xuất hiện của các ứng dụng gọi xe mới như Uber, Grab đã nhanh chóng hướng thị trường vận động theo cách của họ, dù cách thức kinh doanh của các hãng vẫn còn tạo tranh cãi.

Theo lẽ thường, giá xe hơi trong nước đắt đỏ, người sở hữu xe hơi được coi là “đại gia” nên để họ tham gia mạng lưới “cho đi nhờ xe” gần như là điều không tưởng, nhất là với những dòng xe sang. Nhưng trong thời buổi bùng nổ công nghệ số, triển khai một ứng dụng được xem như là “chiếc đũa thần” khai mở những điều tưởng như không thể.

Thị trường xoay quanh ứng dụng công nghệ

Ứng dụng gọi xe được Grab và Uber đưa vào Việt Nam cách đây 3 năm đã làm thay đổi cách vận hành của cả thị trường taxi. Sự dịch chuyển một lượng lớn khách hàng đang sử dụng taxi truyền thống sang việc gọi xe qua ứng dụng đã cho thấy một sự vận động rất khác của nhu cầu trong thời đại số.

Dù phản ứng về dịch vụ mới này, các hãng taxi truyền thống vẫn nhìn nhận ứng dụng gọi xe đang là “vũ khí” tối ưu để nâng cao sức cạnh tranh. Các thương hiệu "taxi công nghệ” liên tục ra đời và nâng cấp các ứng dụng, đưa thị trường taxi vào cuộc đua mới. Nhiều startup tuyên bố ứng dụng của mình sẽ tấn công trực tiếp vào hai đơn vị tiên phong là Uber và Grab.

Ai tận dụng cơ hội tốt hơn?

Khai sinh ra ứng dụng đã khó nhưng để vận hành nó thực sự hiểu quả là một phép tính phức tạp hơn nhiều.

Câu chuyện kinh doanh của các công ty này tại Việt Nam vẫn đang còn vấp phải nhiều tranh cãi nhưng cục diện của thị trường đã phần nào cho thấy sự phân hóa sau 3 năm mô hình này được triển khai.

Không kể đến các doanh nghiệp kinh doanh taxi truyền thống đang nỗ lực chuyển mình để cạnh tranh, hai đơn vị khai thác triệt để nhất thị trường gọi xe qua smartphone là Uber và Grab vấp phải nhiều rào cản.

Thông qua câu chuyện kinh doanh của họ từ khi xuất hiện tại Việt Nam cũng cho thấy lợi thế đang thuộc về đơn vị có cơ sở pháp lý rõ ràng hơn.

Xuất hiện ở Việt Nam cùng thời điểm nhưng, cùng một mục tiêu nhưng sau 3 năm lao vào cuộc cạnh tranh dường như lợi thế đang nghiêng về phía Grab. Trong khi Uber đang loay hoay với việc làm sao để được thừa nhận pháp lý rõ ràng tại Việt Nam thì đề án thí điểm của Grab đã được Bộ GTVT chấp thuận.

Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, Nguyễn Hồng Trường từng chia sẻ khác biệt khiến Grab được chấp thuận đề án là do đơn vị này sử dụng xe có biển hiệu, biển số, đã đóng thuế, và có pháp nhân tại Việt Nam. Grab đã nghiên cứu rất kỹ thị trường Việt Nam và hoàn thiện tính pháp lý của mình nhanh hơn hẳn đối thủ. Trong khi đó, Uber vẫn nhất quyết không chịu thành lập công ty tại Việt Nam.

Uber Việt Nam cũng trình Bộ đề án thí điểm như Grab, thậm chí nộp 2 lần nhưng không được chấp thuận vì giấy phép hoạt động của Uber Việt Nam chỉ có kinh doanh phần mềm chứ không phải kinh doanh vận tải.

Ông Trường cho biết cái sai của Uber Việt Nam là chưa xin giấy phép kinh doanh vận tải đã thực hiện kết nối vận tải với các doanh nghiệp.

Cũng vì lý do này mỗi lần có thông tin về doanh nghiệp công nghệ đa quốc gia trốn thuế, Uber cùng với Google, Facebook Việt Nam luôn là một trong những cái tên hàng đầu được nêu ra. Các hãng taxi truyền thống cũng tập trung vào điểm yếu này để chỉ trích Uber.

Thời gian đầu xuất hiện tại Việt Nam, Uber có phần nổi trội hơn Grab vì chiến lược quảng bá tương đối hiệu quả. Trong năm đầu tiên đã có hơn 10.000 lái xe tham gia Uber, một con số mà một hãng taxi truyền thống có tên tuổi phải mất có khi hàng vài chục năm mới có được.

Theo như ông Đặng Việt Dũng, Giám đốc Uber Việt Nam, tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp này tại Việt Nam cao thứ 2 thế giới (chỉ sau Trung Quốc).

Dẫu vậy, sự thất bại trong việc khẳng định tính pháp lý thời điểm này khiến Uber Việt Nam chưa thể mở rộng hơn nữa mô hình kinh doanh. Trong khi đó, Grab lại tận dụng được cơ hội để nhanh chân mở rộng mô hình, đánh chiếm thị phần tại Việt Nam.

Vũ Đậu (T/h)

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/uber-grab-va-mot-nam-lam-mua-gio-thi-truong-taxi-viet-nam-a219724.html