Vì sao Giáng sinh nhất định phải có cây thông?


Thứ 2, 18/12/2017 | 00:39


Cùng sự kiện

Có nhiều truyền thuyết và sự tích khác nhau được kể lại nhưng đến nay vẫn chưa ai biết được nguồn gốc thực sự của việc vì sao cây thông trở thành biểu tượng Noel.

Có nhiều truyền thuyết và sự tích khác nhau được kể lại nhưng đến nay vẫn chưa ai biết được nguồn gốc thực sự của việc vì sao cây thông trở thành biểu tượng Noel.

Người châu Á thường dùng biểu tượng như đào, quất, mai để đón Tết thì người châu Âu và châu Mỹ, lựa chọn của họ là cây thông hoặc vân sam (thuộc họ thông).

Cũng như ở bất cứ quốc gia nào, khi lựa chọn cây thông làm biểu tượng cho mùa lễ giáng sinh ắt đều có nguyên do.

Giữa mùa đông tuyết rơi trắng xóa, vạn vật đều chìm trong sự ảm đạm, cây cối khô héo trơ cành thì chỉ có mỗi cây thông giữ được vẻ xanh tươi bền bỉ. Bởi vậy, ngay từ thời xưa, thông được coi là loài cây của sự phục sinh, vĩnh cửu.

Chính vì lý do này, người cổ đại đã coi thông là cây của biểu tượng phục sinh. Tại nhiều quốc gia, người ta còn tin rằng, màu xanh của thông giống như loại bùa giúp xua đuổi tà ma và bệnh tật.

Trong lễ Giáng sinh nhất định phải có cây thông. Ảnh Internet.

Đầu thời Trung Cổ, huyền thoại về cây thông trang trí được phát triển khi Chúa Jesus tái sinh vào mùa đông. Đó cũng là thời điểm mà cây cối trên khắp thế giới rũ băng giá để đâm chồi nảy lộc. Người theo đạo Thiên Chúa cũng tin rằng, cây thông là biểu hiện của chúa Giáng sinh.

Tương truyền rằng thánh Boniface khi đang trên đường hành hương vô tình bắt gặp những kẻ ngoại đạo sùng bái đang tập trung quanh một cây sồi lớn. Họ dùng một đứa trẻ để tế thần.

Để cứu đứa trẻ, thánh đã hạ gục cây sồi bằng một nắm đấm. Tại nơi cây sồi đổ gục mọc lên một cây thông nhỏ. Thánh Boniface đã nói với những kẻ ngoại đạo rằng, cây thông nhỏ là cây của sự sống, nó tượng trưng cho sự vĩnh hằng của Chúa Cứu Thế. Đó cũng là lý do vào Noel, người Đức có truyền thống trồng những cây thông nhỏ. Loài cây này cũng xuất hiện trong mọi lễ hội lớn nhỏ của họ.

Một trong những giả thuyết thuyết phục nhất về việc sử dụng cây thông là cây Giáng sinh bắt đầu từ các vở kịch thời Trung cổ. Các vở nhạc kịch này đều lấy chủ đề về Kinh Thánh. Ban đầu, các vở kịch này phục vụ nhà thờ. Nhưng vào cuối thời Trung cổ, các buổi kịch diễn ra trong không khí cởi mở hơn. Thời đó, nhiều người quan điểm đêm Giáng sinh cũng được coi là ngày lễ của Adam và Eva. Trong một số cảnh, hình ảnh một cây thông treo đầy trái cây được coi là tượng trưng cho vườn địa đàng. Và cây thông còn có tên gọi khác là “cây thiên đường”.

Trong thế kỷ 16, những vở kịch như vậy bị cấm ở nhiều nơi. Mọi người bắt đầu trang trí “cây thiên đường” trong nhà mình để tưởng nhớ. Đây cũng là thời điểm mà cây Giáng sinh trở nên phổ biến ở Đức. Những vùng vắng bóng thông, con người tạo ra các đồ vật hình chóp từ gỗ và tô điểm bằng nhiều phụ kiện. Chẳng bao lâu sau, phong tục này lan sang các nước khác ở châu Âu.

Cây thông là biểu tượng trong lễ Giáng sinh. Ảnh Internet.

Lại có một giả thuyết nữa được đưa ra. Theo truyền thuyết, ngay từ 2000 đến 1200 trước Công nguyên đã có tục lệ trưng bày cây thông épicéa vào ngày 24 tháng 12, bởi vì người ta xem đây như ngày tái sinh của Mặt trời.

Trước đây, do người Đông Âu (Celtes) dùng lịch theo chu kì Mặt trăng nên mỗi tháng của năm đều liên kết với một loại cây, với mong muốn tạo được sự liên kết giữa con người với thiên nhiên.

Ngày 24 tháng 12 nhắm tiết Đông chí được đặt tên là tùng bách (épicéa). Và để làm lễ cho ngày Đông chí, một cây xanh tượng trưng cho sự sống sẽ được trang trí bởi hoa trái và lúa mì.
Vào một đêm Noel đã rất lâu rồi, có một người tiều phu đang trên đường trở về nhà thì gặp một đứa trẻ bị lạc và lả đi mặc dù nghèo khó nhưng người tiều phu đã dành lại cho đứa trẻ chút thức ăn ít ỏi của mình và che chở cho nó yên giấc qua đêm.

Buổi sáng khi thức dậy, ông nhìn thấy một cái cây đẹp lộng lẫy ngoài cửa. Hóa ra đứa trẻ đói khát tối hôm trước chính là Chúa cải trang. Chúa đã tạo ra cây để thưởng cho lòng nhân đức của người tiểu phu tốt bụng.

Nguồn gốc thực của cây Noel còn được gắn với rất nhiều vở kịch đạo đức thời thượng cổ được biểu diễn khắp Châu Âu vào đúng ngày 24/12, và thông qua các vở kịch ấy người ta có thể truyền bá các bài Kinh Thánh.

Có rất nhiều truyền thuyết và sự tích khác nhau về nguồn gốc cây thông Noel được kể lại. Ảnh Internet.

Những quốc gia như Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy thường trang trí nhà cửa bằng cây xanh trong dịp năm mới để xua tà ma.

Tới giữa thế kỷ 19, trang trí cây thông Noel bắt đầu xuất hiện tại Anh. Năm 1841, Nữ hoàng Anh Victoria cùng chồng là Hoàng tử Albert trang trí cây thông tại lâu đài Windsor bằng nến cùng bánh gừng. Sau đó, phong tục này lan rộng tới các gia đình thượng lưu, tới những vùng thuộc địa của Anh, và cả các vùng đất mới như Canada.

Sau chiến tranh năm 1870, hàng ngàn gia đình di cư qua Pháp. Kể từ đó, cây thông Noel cũng xuất hiện tại quốc gia này. Một số nơi như Áo, Thụy Sỹ, Phần Lan, cũng hòa theo truyền thống này.

Cây thông Noel bắt đầu xuất hiện ở Mỹ vào những năm 1830 khi người Đức nhập cư đến Pennsylvania. Họ mang theo cây thông tới các buổi biểu diễn quyên góp trong nhà thờ. Tới năm 1890, những món đồ trang trí nhập từ Đức tới Mỹ. Và kể từ đó, cây thông Noel trở nên phổ biến tại Mỹ và Canada.

Với nhiều truyền thuyết và sự tích khác nhau được kể lại nhưng đến nay vẫn chưa ai biết được nguồn gốc thực sự của việc vì sao cây thông trở thành biểu tượng Noel.

Chỉ biết rằng, nhờ có được màu xanh tươi tốt, dáng vẻ mạnh mẽ dù sống trong khí hậu khắc nghiệt của mùa đông nên cây thông luôn được xem như biểu tượng của sức sống, đồng thời giúp xua đuổi tà ma, bệnh tật và tượng trưng cho sự ấm no, phồn vinh.

Mỹ An  (T/h)

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/vi-sao-giang-sinh-nhat-dinh-phai-co-cay-thong-a213283.html