+Aa-
    Zalo

    Vụ trộn phế phẩm cà phê vào tiêu: Hiệp hội Hồ tiêu lên tiếng

    ĐS&PL Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) vừa chính thức lên tiếng về vụ việc các cơ sở trộn hỗn hợp phế phẩm cà phê với sỏi đá vào hồ tiêu nhằm ăn gian trọng lượng.

    Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) vừa chính thức lên tiếng về vụ việc các cơ sở trộn hỗn hợp phế phẩm cà phê với sỏi đá vào hồ tiêu nhằm ăn gian trọng lượng.

    Theo VPA, “hỗn hợp hạt tiêu giả có trộn pin” đã ảnh hưởng tới thương mại và hình ảnh của ngành hồ tiêu Việt Nam. Tuy nhiên, sự việc là nhỏ lẻ và mới xảy ra nên phần nào mức độ tác động là không lớn bởi cách thức sản xuất kinh doanh của ngành hồ tiêu Việt Nam.

    “Các loại hỗn hợp giả, pha trộn nguy hiểm như vậy khó có thể lọt qua được hệ thống xử lý, chế biến, xuất nhập khẩu hồ tiêu với nhiều thiết bị hiện đại và hệ thống quản lý kiểm soát chất lượng tiên tiến của các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cùng các qui định nghiêm ngặt về vệ sinh An toàn Thực phẩm của các nước nhập khẩu” – đại diện VPA cho biết.

    Theo VPA, “hỗn hợp hạt tiêu giả có trộn pin” đã ảnh hưởng tới thương mại và hình ảnh của ngành hồ tiêu Việt Nam. Ảnh minh họa

    Về khả năng hồ tiêu trộn tạp chất độc hại tuồn ra thị trường nội địa tiêu thụ, VPA cho rằng, hiện nay, đối với hạt tiêu bán trong nước, nếu qua hệ thống phân phối hiện đại như các siêu thị, rủi ro về chất lượng kém sẽ ít hơn. Do các siêu thị yêu cầu hồ sơ chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn vào hệ thống phân phối của họ khá nghiêm ngặt. Hạt tiêu bán tại đây đều là của các doanh nghiệp có nhà máy xử lý, chế biến hiện đại, có hồ sơ truy xuất nguồn gốc, có thông tin về chất lượng trên bao bì rõ ràng.

    [presscloud]2180[/presscloud]

    Trước đó, ngày 26/4, UBND tỉnh Đắk Nông đã tổ chức buổi họp thông tin kết quả điều tra vụ pha trộn hỗn hợp phế phẩm cà phê nhuộm dung dịch pin Con Ó tại cơ sở thu mua nông sản của bà Nguyễn Thị Thanh Loan (SN 1975, ngụ thôn 13, xã Đăk Wer, huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông).

    Tại buổi họp báo, Đại tá Lê Vinh Quy cho biết, cơ sở của bà Loan bắt đầu sản xuất hỗn hợp trên từ tháng 1/2018 và sản xuất được 3 tấn.

    Sau đó, bà Loan bán 3 tấn hỗn hợp trên cho bà Lê Thị Hồng Thơ và Trần Văn Tuấn với giá 9.000 đồng/kg. Sau khi mua hỗn hợp trên từ bà Loan, Thơ và Tuấn bán lại 3 tấn hỗn hợp trên cho bà Phan Thị Dung, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất thương mại Thảo Dung (ấp Hưng Thủy, xã Lộc Thịnh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước) với giá 12.000 đồng/kg.

    Sau khi mua khối lượng 3 tấn này, bà Dung đã trộn tạp chất nhuộm pin nói trên vào hạt tiêu với tỉ lệ 18,34%.

    Vũ Đậu (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/vu-tron-phe-pham-ca-phe-vao-tieu-hiep-hoi-ho-tieu-len-tieng-a227934.html
    Sự kiện:
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    vtc.vn
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan