+Aa-
    Zalo

    Tố cáo âm mưu bá quyền của Trung Quốc trên Biển Đông

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Ngày 20/5, hải quân Trung Quốc tám lần xua đuổi máy bay trinh sát Mỹ, yêu cầu rời khỏi vùng trời trên các bãi đá ở Biển Đông mà Trung Quốc bồi đắp trái phép

    (ĐSPL) - Ngày 20/5, hải quân Trung Quốc lần đầu tiên cảnh báo, xua đuổi máy bay trinh sát Mỹ,  8 lần yêu cầu phi công rời khỏi vùng trời trên các bãi đá ở Biển Đông mà Trung Quốc đang ráo riết bồi đắp trái phép, CNN đưa tin.

    Máy bay tuần tra Mỹ ghi lại hình ảnh Trung Quốc cải tạo trái phép tại bãi đá Chữ Thập. Ảnh: CNN

    Căng thẳng biển Đông, chạm trán Trung-Mỹ

    Chiếc máy bay trinh sát P8-A Poseidon của Mỹ thám sát thì hải quân Trung Quốc liên lạc. “Đây là Hải quân Trung Quốc... Đây là Hải quân Trung Quốc... Hãy rời khỏi khu vực này...”, một sỹ quan hải quân Trung Quốc thông báo cho phi hành đoàn bằng tiếng Anh, phóng viên CNN có mặt trên chiếc Poseidon kể lại. Phi công đáp trả rằng, máy bay Mỹ đang hoạt động trên vùng biển quốc tế. CNN ghi nhận, Trung Quốc đã mở rộng thêm 2.000 mẫu đất cho các đảo nhân tạo trong hai năm qua. Đây là lần đầu tiên Lầu Năm Góc cho phép PV CNN tháp tùng máy bay săn ngầm P8-A Poseidon tuần tra trên Biển Đông.

    Các đoạn phim do máy bay thám sát Poseidon quay trong tuần cho thấy, trên một trong những đảo chìm, đá Chữ Thập, đã có một doanh trại quân đội và một đường băng dài khoảng 3.000m. Lực lượng hải quân và chấp pháp Trung Quốc đang nỗ lực duy trì sự hiện diện sức mạnh mang tính răn đe quanh các đảo nhân tạo.

    Ông Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ Việt Nam, nhận định với truyền thông về diễn biến mới nhất này: “Hơn ai hết, Mỹ hết sức quan tâm, thậm chí là rất lo ngại vì tất cả các hoạt động của Trung Quốc, đặc biệt là các căn cứ mà Trung Quốc đang xây dựng, mang tính chất tấn công và mang tính chất theo dõi, khống chế các hoạt động hàng hải, hàng không qua khu vực này, mà lợi ích của Mỹ là trực tiếp và rất lớn. Chắc chắn là với một nước có nền quốc phòng phát triển thì Mỹ, hơn ai hết hiểu rõ sự nguy hiểm và tính chất nghiêm trọng của các công trình mà Trung Quốc đang làm, cho nên phản ứng đó có lý do của nó”.

    “Chúng tôi đã tận mắt thấy sự gia tăng hoạt động của Trung Quốc, mà gần đây nhất là những hoạt động tương tự việc xây dựng cơ sở hạ tầng căn cứ quân sự”, cơ trưởng Mike Parker, chỉ huy trưởng đơn vị máy bay tuần thám Mỹ ở khu vực châu Á, nói với CNN. Từ buồng lái, sỹ quan Matt Newman cho biết, nhìn rất rõ nhiều chiến hạm và tàu tuần tra Trung Quốc. “Họ có radar hàng không và chắc chắn đang theo dõi chúng tôi”, ông Newman nói.

    Cựu Phó giám đốc CIA Michael Morell nhận định, cuộc chạm trán mới nhất cho thấy hoàn toàn có nguy cơ Mỹ và Trung Quốc xung đột vũ trang trong tương lai. Bắc Kinh đang vận hành tàu sân bay đầu tiên, trang bị các tên lửa hạt nhân mới mang nhiều đầu đạn, triển khai tên lửa có khả năng tiêu diệt tàu chiến Mỹ... “Trung Quốc là một cường quốc đang nổi lên. Còn chúng ta (Mỹ) là siêu cường hiện tại. Chúng ta đang là vật cản lớn... Họ lại muốn nhiều ảnh hưởng hơn”, ông Morell nói. Theo ông, đó sẽ là một vấn đề lớn đối với Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ tới.

    Theo hãng tin Anh Reuters, sự cố mới nhất, cùng với việc gần đây Trung Quốc nhiều lần xua đuổi máy bay Philippines khỏi khu vực xung quanh quần đảo Trường Sa ở Biển Đông cho thấy, Bắc Kinh đang cố gắng tăng cường quân sự hóa trên các đảo nhân tạo. Trung Quốc mới đây tuyên bố có quyền thiết lập vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông nếu thấy cần.

    Người phát ngôn nói về va chạm Mỹ-Trung trên Biển Đông

    Trả lời câu hỏi về việc các máy bay Mỹ bị hải quân Trung Quốc đuổi nhiều lần ở vùng biển quốc tế trên Biển Đông tại cuộc họp báo thường kỳ, người phát ngôn bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình cho biết: "Khu vực Biển Đông là nơi có tuyến hàng hải và hành lang hàng không quốc tế rất quan trọng. Việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải và hàng không ở Biển Đông là lợi ích, nguyện vọng chung của các quốc gia trong và ngoài khu vực.

    [mecloud][/mecloud]Tt5eLDAnbY

    Vì vậy, Việt Nam kêu gọi các nước liên quan có đóng góp trách nhiệm và tích cực vào việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải và hàng không ở Biển Đông; đồng thời tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia ven biển theo đúng quy định của luật pháp quốc tế, Công ước LHQ về luật Biển năm 1982; không làm phức tạp thêm tình hình".

    Về việc Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo quy mô lớn, thay đổi thực trạng, xâm phạm chủ quyền Việt Nam ở quần đảo Trường Sa, ông Lê Hải Bình khẳng định: "Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử để khẳng định chủ quyền của mình ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mọi hoạt động của các bên ở khu vực này mà không có sự chấp thuận của Việt Nam là bất hợp pháp và vô giá trị".

    Về phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc đơn phương cấm đánh bắt cá trên Biển Đông và biện pháp bảo vệ ngư dân của Việt Nam, ông Lê Hải Bình nêu rõ: "Hoàng Sa là một phần lãnh thổ không tách rời của Việt Nam. Vùng biển Hoàng Sa là ngư trường truyền thống của ngư dân Việt Nam từ bao đời nay. Việt Nam sẽ tăng cường quản lý và giám sát chặt chẽ các hoạt động khai thác thủy sản của ngư dân Việt Nam tại các vùng biển Việt Nam để giải quyết các vụ việc phát sinh đột xuất trên biển".

    Hiện nay các cơ quan chức năng của Việt Nam đang theo dõi sát sao các hoạt động của các bên trên Biển Đông, trong đó có hoạt động cũng như vị trí của giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) của Trung Quốc về việc Indonesia đánh chìm các tàu cá mà Jakarta cho là đánh bắt trên vùng biển của nước này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao đề nghị Indonesia cần quan tâm đến mối quan ngại của các nước liên quan, xử lý thỏa đáng vấn đề tàu cá và ngư dân trên cơ sở luật pháp quốc tế, cũng như tinh thần đối xử nhân đạo với tàu cá và ngư dân.                                  

    Mỹ tuyên bố tiếp tục tuần tra Biển Đông sau cảnh báo của Trung Quốc 

    Phi công điều khiển chiếc P-8A của Mỹ tuần tra trên biển Đông. Ảnh: CNN

    Ngày 21/5, Mỹ tuyên bố sẽ tiếp tục các chuyến tuần tra trên biển và trên không tại các vùng biển quốc tế sau khi Hải quân Trung Quốc liên tục đưa ra cảnh báo yêu cầu một máy bay do thám Mỹ phải rời khỏi không phận phía trên các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh đang xây dựng trái phép ở Biển Đông.

    Phát biểu tại cuộc họp báo, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách khu vực Đông Á-Thái Bình Dương Daniel Russel tuyên bố chuyến bay do thám của Mỹ là “hoàn toàn phù hợp” và các lực lượng Hải quân Mỹ cùng máy bay quân sự nước này sẽ “tiếp tục thực hiện đầy đủ” quyền hoạt động ở các vùng biển và không phận quốc tế.

    Ông Russel cho biết thêm Mỹ sẽ hành động nhiều hơn nữa nhằm đảm bảo tất cả các quốc gia đều được hưởng quyền này.

    Trước đó, kênh truyền hình CNN đưa tin Hải quân Trung Quốc trong ngày 20/5 đã 8 lần cảnh báo máy bay do thám P8-A Poseidon, một trong những máy bay hiện đại nhất của quân đội Mỹ, khi nó đang bay phía trên một đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp trái phép ở Biển Đông.

    Khi phi công Mỹ thông báo máy bay đang bay trên không phận quốc tế, phía Trung Quốc đã dùng sóng radio đáp lại rằng: “Đây là Hải quân Trung Quốc... Bạn phải rời đi”.

    HÂN NGUYÊN

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/to-cao-am-muu-ba-quyen-cua-trung-quoc-tren-bien-dong-a96209.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.