+Aa-
    Zalo

    Triệu chứng và cách phòng tránh bệnh đậu mùa khỉ

    (ĐS&PL) - Sau thông tin 2 bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ và nhiều người tiếp xúc gần, để chủ động phòng bệnh, người dân cần lưu ý:

    Bệnh đậu mùa khỉ là gì?

    Bệnh đậu mùa khỉ là bệnh do vi rút đậu mùa khỉ gây ra. Đây là bệnh truyền nhiễm từ động vật do vi rút gây ra, tức là bệnh có thể lây truyền từ động vật sang người. Bệnh cũng có thể lây truyền từ người sang người.

    Bệnh đậu mùa khi (monkeypox) không phải là bệnh mới, bệnh được ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1958 trên các đàn khi được nuôi để nghiên cứu, do đó có tên là bệnh Đậu mùa khi. Trường hợp bệnh đầu tiên ở người được ghi nhận vào năm 1970 tại Cộng hòa Dân chủ Công Gô, kể từ đó bệnh Đậu mùa khi ở người trở thành bệnh lưu - hành ở khu vực Trung Phi và Tây Phi.

    8 nguoi o tp hcm tiep xuc gan voi benh nhan dau mua khi11
    Thời gian ủ bệnh của bệnh đậu mùa khỉ thường từ 6-13 ngày, nhưng có thể dao động từ 5-21 ngày. Ảnh minh họa.

    Bệnh đậu mùa có gây bệnh nặng hoặc tử vong không?

    Trong hầu hết các trường hợp, triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ tự mất đi trong vòng vài tuần. Tuy nhiên, ở một số người, khi nhiễm bệnh có thể dẫn tới các biến chứng hoặc thậm chí tử vong. Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người bị suy giảm miễn dịch có thể có nguy cơ mắc triệu chứng nghiêm trọng hơn và tử vong do bệnh đậu mùa khỉ.

    Các biến chứng ở bệnh đậu mùa khỉ bao gồm nhiễm trùng da thứ phát, viêm phổi, lú lẫn, và các vấn đề về mắt. Trước đây, tỷ lệ tử vong do bệnh đậu mùa khỉ dao động khoảng 1% - 10%. Lưu ý, tỷ lệ tử vong ở các bối cảnh khác nhau có thể khác nhau do nhiều yếu tố, như khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Tỷ lệ tử vong cao này có thể là do ước tính quá mức bởi vì việc giám sát bệnh đậu mùa khỉ thường chỉ giới hạn ở số liệu trước đây. 

    Triệu chứng của đậu mùa khỉ

    Bệnh đậu mùa khỉ có nhiều dấu hiệu và triệu chứng khác nhau. Ở một số người, bệnh chỉ xuất hiện các triệu chứng nhẹ nhưng ở một số người khác các triệu chứng nặng hơn và cần được chăm sóc tại cơ sở y tế. Những người có nguy cơ cao mắc bệnh nặng hay biến chứng bao gồm phụ nữ mang thai, trẻ em và người bị suy giảm miễn dịch.

    Triệu chứng điển hình của bệnh đậu mùa khỉ bao gồm sốt, đau đầu dữ dội, đau cơ, đau lưng, suy nhược cơ thể, sưng hạch bạch huyết. Sau đó xuất hiện phát ban hoặc đi kèm phát ban, và có thể kéo dài 2-3 tuần. Các nốt ban có xu hướng tập trung ở mặt, lòng bàn tay và lòng bàn chân, mắt, miệng, họng, bẹn, và cơ quan sinh dục và/hoặc quanh vùng hậu môn.

    Các tổn thương ngoài da có thể dao động từ một cho đến vài nghìn. Giai đoạn đầu, các tổn thương phẳng sau đó hình thành mụn nước, mụn mủ trước khi đóng vảy, khô lại và bong vảy, và hình thành một lớp da mới.

    Người có các triệu chứng nghi của bệnh đậu mùa khỉ, hoặc tiếp xúc với người mắc bệnh đậu khỉ mùa cần chủ động liên lạc hoặc tới cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn kịp thời.

    Bệnh đậu mùa khỉ lây truyền như thế nào

    Bệnh đậu mùa khỉ lây từ người sang người qua tiếp xúc gần với người bệnh phát ban đậu mùa khỉ, bao gồm qua tiếp mặt với mặt, da với da, miệng với miệng hoặc miệng với da, gồm cả quan hệ tình dục. Chúng ta vẫn chưa xác định được người bệnh có thể lây truyền bệnh trong bao lâu, nhưng nói chung, người bệnh được coi là vẫn có khả năng lây bệnh cho người khác cho tới khi tất cả các tổn thương đã đóng vảy, lớp vảy đã bong ra và hình thành một lớp da mới. 

    Môi trường sống có thể bị nhiễm vi rút bệnh đậu mùa khỉ. Ví dụ, khi một người mang mầm bệnh đậu mùa khỉ sờ, hay chạm vào quần áo, ga, gối, khăn mặt, các đồ vật, dụng cụ ăn như bát/đĩa, xoong chảo, đồ điện tử hoặc các bề mặt. Khi người khác chạm vào các đồ vật này thì họ sẽ bị nhiễm bệnh. Chúng ta cũng có thể bị nhiễm bệnh do hít phải vảy da hoặc vi rút từ quần áo, ga gối hoặc khăn mặt. Cơ chế này gọi là lây truyền qua vật trung gian (fomite). 

    Vết loét, tổn thương hoặc chỗ đau trong miệng cũng có nguy cơ làm lây nhiễm, nghĩa là vi rút có thể phát tán qua tiếp xúc trực tiếp với miệng, giọt bắn hô hấp và có thể qua hạt bụi khí (aoresol) phạm vi gần. Chúng ta vẫn chưa hiểu hết cơ chế lây truyền qua không khí của bệnh đậu mùa khỉ, và vẫn cần nghiên cứu thêm.

    Vi rút cũng có thể làm lây bệnh từ người mang thai sang thai nhi, sau sinh qua tiếp xúc da với da, hoặc từ cha mẹ mắc bệnh đậu mùa khỉ sang trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ khi tiếp xúc gần.  

    8 nguoi o tp hcm tiep xuc gan voi benh nhan dau mua khi2
    Biểu hiện triệu chứng có thể khác nhau tùy thuộc vào từng giai đoạn bệnh, nhưng tương đồng như bệnh đậu mùa. Ảnh minh họa.

    Mặc dù đã ghi nhận các ca bệnh không triệu chứng nhưng chúng ta vẫn chưa rõ liệu người bệnh không triệu chứng có làm lây bệnh hay không, hay bệnh có thể lây truyền qua các loại dịch khác của cơ thể hay không. Các mẩu DNA từ vi rút gây bệnh đậu mùa khỉ đã được tìm thấy trong tinh dịch nhưng chúng ta vẫn chưa biết bệnh đậu mùa khỉ có lây truyền qua tinh dịch, dịch âm đạo, nước ối, sữa mẹ hay máu không. Hiện các nghiên cứu đang được tiến hành để tìm hiểu xem bệnh đậu mùa khỉ có thể lây truyền qua việc trao đổi dịch thể trong và sau khi nhiễm bệnh có triệu chứng hay không.

    Cách phòng tránh đậu mùa khỉ

    - Tránh tiếp xúc gần với người mắc hoặc nghi mắc đậu mùa khỉ

    - Thường xuyên rửa tay với dung dịch sát khuẩn

    - Tốt nhất là che chắn khi ho, hắt hơi

    - Tự cách ly, theo dõi, nhận tư vấn kịp thời khi có dấu hiệu nghi ngờ

    - Tránh tiếp xúc với động vật có vú (sống hoặc chết) khi đến các quốc gia có lưu hành dịch bệnh đậu mùa khỉ, chủ động khai báo khi trở về Việt Nam

    - Thực hiện lối sống lành mạnh, tăng cường vận động thể lực nâng cao sức khỏe.

    Thùy Dung(T/h)

     

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/trieu-chung-va-cach-phong-tranh-benh-dau-mua-khi-a592594.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan