+Aa-
    Zalo

    World Cup 2018: Thông tin chi tiết nhất về công nghệ VAR và khi nào được sử dụng?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - VAR là một công nghệ bao gồm hệ thống nhiều máy quay camera từ nhiều góc độ khác nhau giúp giám sát từng chuyển động xoay quanh trái bóng.

    Khi VAR dần phổ biến và xuất hiện chính thức ở World Cup, nhiều người nghĩ rằng tổ trọng tài VAR có quyền quyết định cao hơn cả trọng tài truyền thống. Tuy nhiên, những vị trọng tài tham gia trực tiếp trận đấu vẫn là “ông vua sân cỏ”.

    Phòng điều khiển trung tâm 

    VAR là gì?

    VAR là viết tắt của Video Assistant Referee - Công nghệ Video Hỗ trợ Trọng tài, một công nghệ bao gồm hệ thống nhiều máy quay camera từ nhiều góc độ khác nhau giúp giám sát từng chuyển động xoay quanh trái bóng.

    Nhiệm vụ của trọng tài VAR

    Trọng tài VAR là một đội ngũ chuyên nghiệp giúp phân tích từng khung hình và từng hành động của cầu thủ ở phòng điều khiển trung tâm (đặt tại Trung tâm Phát sóng Quốc tế IBC đặt tại Moscow).

    Màn hình lớn thông báo tình huống đang được kiểm tra tại sân.

    Đội ngũ ở phòng phân tích bao gồm 1 trợ lý video cho trọng tài, 3 trợ lý cho trợ lý nói trên cùng 4 chuyên viên tua lại cảnh nhằm chọn ra những góc quay hỗ trợ hiệu quả nhất, ngoài ra còn có 2 camera bắt việt vị.

    Sau khi trọng tài có quyết định sử dụng công nghệ này (động tác chỉ lên tai), trận đấu sẽ được tạm dừng ít phút. Sau đó sẽ có hai luồng video do phòng kiểm soát trung tâm tái dựng và truyền đến sân đấu, nơi đang diễn ra trận đấu.

    Video đầu tiên sẽ bao gồm mọi góc nhìn được đội ngũ này xem xét, phân tích kỹ, video thứ hai từ ngay phòng điều khiển trung tâm cho thấy quá trình làm việc của đội ngũ ở đây để đảm bảo tính minh bạch của quá trình này.

    Từ đó giúp trọng tài có được những quyết định chính xác nhất trong những tình huống nhạy cảm, dễ gây tranh cãi nhất ở tất cả các trận đấu diễn ra trong mùa World Cup 2018 này.

    Được biết, tổ trọng tài trợ lý video làm việc trong phòng điều hành VAR vẫn phải mặc quần áo sân tập như mọi người khác trên sân.

    Công nghệ VAR quyền lực nhưng vẫn thua trọng tài chính trên sân

    Theo quy định chính thức của FIFA, tổ trọng tài VAR có quyền can thiệp đến những tình huống nhạy cảm nhất như thẻ phạt, penalty, bàn thắng nhưng đó là chỉ khi trọng tài chính ra hiệu cần dùng đến VAR để xem xét. Hơn nữa, kể cả khi đã có hình ảnh từ VAR, nếu cảm thấy không đủ tác động, trọng tài chính vẫn có thể giữ nguyên quyết định cũ của mình mà không cần thay đổi theo đó.

    Do vậy, kể cả khi VAR dần phổ biến và xuất hiện chính thức ở World Cup thì những vị trọng tài tham gia trực tiếp trận đấu vẫn là “ông vua sân cỏ”.

    VAR không được lòng fan hâm mộ bóng đá

    Sự thật thì không phải ai cũng cảm thấy vừa lòng về VAR. Họ không phàn nàn về chất lượng xử lý hay quy trình làm việc, mà là tính chất của nó. Với VAR, trọng tài truyền thống trên sân không còn mang quyền lực tối thượng như trước mà phải tham khảo ý kiến của nhiều phía trước khi một quyết định lớn được đưa ra.

    Mỗi lần trọng tài dừng lại kiểm tra VAR, người hâm mộ bóng đá có cảm giác bị tụt hứng khi xem trận đấu vì bị gián đoạn.

    Mặc dù VAR giúp cho bóng đá công bằng và chính xác hơn, nhưng khá nhiều fan hâm mộ cảm thấy tính chủ quan ngày trước bị mất đi, cùng với việc mỗi lần xử lý tình huống mất quá nhiều thời gian hơn, khiến họ cảm thấy tụt hứng mỗi khi xem một trận đấu vì bị gián đoạn.

    Cách nhận biết một quyết định chịu ảnh hưởng từ VAR

    Toàn bộ công nghệ VAR được tập trung xây dựng xung quanh chủ thể là trọng tài, do đó đôi khi khán giả sẽ không thể nhận biết được khi nào công nghệ này đang được sử dụng. Tuy nhiên vẫn có 3 dấu hiệu để bạn biết được các trọng tài đang tham khảo thông tin từ VAR:

    Đầu tiên, trong một số trường hợp, trọng tài chỉ đơn giản nhận được thông báo qua tai nghe từ các trợ lý trọng tài VAR. Nếu tinh ý, khán giả có thể biết được điều này khi trọng tài chính chạm tay vào tai nghe.

    Trọng tài kiểm tra lại tình huống vừa xảy ra trên sân

    Thứ hai, trong một số huống, trọng tài sẽ vẽ một hình chữ nhật vào khoảng không, ám chỉ màn hình TV để yêu cầu nhận thông tin từ VAR. Sau khi tiếp nhận thông tin, trọng tài vẽ tiếp một hình chữ nhật khác để tiếp tục trận đấu.

    Hình thức cuối cùng, dễ nhận biết nhất nhưng cũng gây nhiều khó chịu với khán giả. Trọng tài sẽ đi đến màn hình đặt ở sau đường pitch để cùng xem video, thảo luận với các trợ lý video.

    Sau đó quyết định đưa ra, và vẫn đi kèm một hình chữ nhật được vẽ để trận đấu tiếp tục. Đây chính là cách mà trọng tài Cunha quyết định cho Pháp hưởng quả phạt đền vừa qua.

    Hệ thống camera cho công nghệ VAR gồm tận 3 loại cao cấp riêng biệt

    Có tổng cộng 33 chiếc camera lắp đặt trên mỗi sân vận động diễn ra trận đấu, nhưng không phải chiếc nào cũng giống chiếc nào. Đáng chú ý nhất, 8 trong số đó là loại camera quay siêu chậm, và 4 chiếc khác nữa trong số đó lại thuộc hạng quay "siêu siêu" chậm.

    Ngoài ra, còn có 2 chiếc camera được dành riêng cho khu vực theo dõi việt vị, không chung đụng nhiệm vụ nào còn lại để bắt từng khung hình kịp thời, rõ nét nhất.

    Nguyễn Phượng(T/h)
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/world-cup-2018-thong-tin-chi-tiet-nhat-ve-cong-nghe-var-va-khi-nao-duoc-su-dung-a233492.html
    Sự kiện: World Cup 2018
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan