+Aa-
    Zalo

    Gặp họa khi khỉ hàng xóm cắn nát tay

    ĐS&PL Bệnh nhân là chị Nguyễn Thị H., 32 tuổi, ở Thanh Hóa bị khỉ nuôi của nhà hàng xóm cắn nát tay. Tại địa phương, con khỉ này cũng đã từng cắn 1 số người.

    Bệnh nhân là chị Nguyễn Thị H., 32 tuổi, ở Thanh Hóa bị khỉ nuôi của nhà hàng xóm cắn nát tay. Tại địa phương, con khỉ này cũng đã từng cắn 1 số người.

    ThS.BS Đỗ Thị Ngọc Linh – Phó Trưởng khoa Phẫu thuật Hàm mặt – Tạo hình – Thẩm mỹ, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, đây là lần đầu tiên khoa Phẫu thuật Hàm mặt – Tạo hình – Thẩm mỹ tiếp nhận 1 trường hợp bệnh nhân bị khỉ cắn.

    Ngày 22/10, bệnh nhân H. vào viện trong tình trạng tỉnh táo, vết thương vùng cánh tay trái dài khoảng 15cm, dập nát.

    Các bác sĩ đã tìm và nối các nhánh thần kinh và cơ vùng cánh tay bị đứt, sử dụng kính hiển vi để nối các bó sợi thần kinh rất nhỏ.

    Theo ThS.BS Đỗ Thị Ngọc Linh, các bác sĩ đã tư vấn cho bệnh nhân tiêm phòng dại tại trung tâm y tế dự phòng. Hiện tại, vết thương vùng tay đã khô, bệnh nhân đã được ra viện và khám lại theo lịch hẹn của bác sĩ để đánh giá khả năng phụ hồi của thần kinh (thần kinh trụ, thần kinh giữa, thần kinh bì cẳng tay trong bên trái…).

    Tuy nhiên, khả năng phục hồi đánh giá không khả quan vì tổn thương cao, tốc độ phục hồi thần kinh chậm và bệnh nhân có khả năng giảm chức năng của cẳng và bàn tay trái. Chức năng vận động của cẳng tay và bàn tay sẽ không bao giờ trở lại như bình thường.

    Các bác sĩ khuyến cáo, khi bị vật nuôi trong nhà như chó, mèo… cắn, cào, liếm cần rửa kỹ vết thương bằng nước và xà phòng đặc liên tục trong 15 phút. Nếu không có xà phòng thì phải xối rửa vết thương bằng nước sạch – đây là biện pháp sơ cứu hiệu quả để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh dại khi bị chó, mèo cắn.

    Sau đó tiếp tục rửa vết thương bằng cồn 70%, cồn iod hoặc Povidone, Iodine. Hạn chế làm dập vết thương và không được băng kín vết thương.

    Đến ngay Trung tâm y tế gấn nhất để được tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời. Chỉ có tiêm phòng mới ngăn ngừa không bị bệnh dại. Tuyệt đối không dùng thuốc nam, không tự chữa, không nhờ thầy lang chữa bệnh dại.

    Nếu con khỉ được tiêm vắc xin phòng dại đầy đủ thì có thể yên tâm. Nên có ý kiến của bác sĩ thú y với tình trạng con vật, nó có triệu chứng bình thường hay có dấu hiệu bệnh lý, có triệu chứng bệnh dại hay không?

    Nếu con vật khỏe mạnh, được tiêm phòng dại đầy đủ, khi đó có thể trì hoãn việc  tiêm phòng vắc xin dại và tiếp tục theo dõi trong 10 ngày, nếu sau 10 ngày mà con vật còn sống khỏe mạnh thì có thể ngừng tiêm. Ngược lại khi ngi ngờ con vật có dấu hiệu bệnh dại thì cần được tiêm phòng sớm.

    Nam Anh

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/gap-hoa-khi-khi-hang-xom-can-nat-tay-a251198.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    vtc.vn
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan