+Aa-
    Zalo

    Xét xử cựu Phó thống đốc NHNN: Quyết định 12 là văn bản cá biệt

    • DSPL

    (ĐS&PL) - “NHNN đã báo cáo với Chính phủ nói rõ nội dung sau khi thanh tra. Quyết định 12 đã đủ lớn, đủ mạnh để giám sát ngân hàng”, nguyên Phó Thống đốc NHNN trình bày.

    “NHNN đã báo cáo với Chính phủ nói rõ nội dung sau khi thanh tra. Quyết định 12 đã đủ lớn, đủ mạnh để giám sát ngân hàng”, nguyên Phó Thống đốc NHNN trình bày.

    Chiều 26/6, TAND TP.HCM tiếp tục phiên tòa xét xử nguyên Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đặng Thanh Bình và 4 đồng phạm về cùng tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, gây thất thoát hơn 15.000 tỷ đồng tại ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam – VNCB (trước đó là ngân hàng TMCP Đại Tín - Trustbank).

    Nguyên Phó Thống đốc NHNN tại tòa.

    Trước đó trong phiên tòa sáng cùng ngày, ông Bình khẳng định cáo trạng truy tố ông là không đúng. Ông cho rằng, ông đã thực hiện đầy đủ, đúng quy định và đầy đủ trách nhiệm.

    “Bị cáo thấy, căn cứ trên các quy định thì tôi đã thực hiện đầy đủ, đúng và tuân thủ ý kiến chỉ đạo. Nếu căn cứ trên các quy định pháp luật thì bị cáo thấy cáo trạng truy tố chưa đúng. Trong quá trình chỉ đạo và tham gia chỉ đạo tái cơ cấu thì bị cáo đã làm đúng. Bị cáo nhận thấy mình đã làm đầy đủ, kịp thời trách nhiệm của mình trong công tác chỉ đạo thanh tra giám sát, tái cơ cấu các ngân hàng thương mại yếu kém. Những vấn đề vượt thẩm quyền của bị cáo sẽ được xin ý kiến, báo cáo với lãnh đạo NHNN chứ không bao giờ tự mình quyết định những vấn đề quan trọng”, bị cáo Bình nói.

    Là người ký Quyết định 12, bị cáo Đặng Thanh Bình cho rằng, việc thành lập tổ giám sát rất kịp thời và sáng suốt. Quyền lực Quyết định 12 thể hiện mối quan hệ giữa tổ giám sát và chi nhánh NHNN Long An. “Bị cáo tái khẳng định, mình đã thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình”, bị cáo Bình nói.

    Trả lời các câu hỏi của luật sư Trần Minh Hải (luật sư bảo vệ quyền lợi lợi ích hợp pháp cho bị án Phạm Công Danh) liên quan đến Quyết định 12, bị cáo Đặng Thanh Bình nhấn mạnh, cho đến ngày hôm nay, chưa có một cơ quan nào đã có quyền xâm nhập vào tổ chức, theo dõi hoạt động của ngân hàng như tổ giám sát tại VNCB.

    “NHNN đã báo cáo với Chính phủ nói rõ nội dung sau khi thanh tra. Quyết định 12 đã đủ lớn, đủ mạnh để giám sát ngân hàng”, bị cáo Bình trình bày.

    Bị cáo Bình cũng từng khẳng định, bị cáo là người ký Quyết định 12. Bị cáo này cho rằng, việc thành lập tổ giám sát rất kịp thời và sáng suốt. Quyền lực Quyết định 12 thể hiện mối quan hệ giữa tổ giám sát và NHNN chi nhánh Long An.

    Cũng trong phiên tòa chiều nay, bị cáo Lê Văn Thanh (nguyên Chánh thanh tra NHNN tỉnh Long An) cho biết, bị cáo không được tập huấn cũng như hướng dẫn để thực hiện theo Quyết định 12. Khi tiến hành thực hiện theo quyết định này, tổ giám sát chỉ căn cứ vào kinh nghiệm, thực tế để thực hiện.

    Tham gia phần xét hỏi, đại diện NHNN cho biết Quyết định 12 là văn bản cá biệt. Về nguyên tắc khi quyết định triệu tập cán bộ NHNN, vị đại diện này cho rằng không nằm trong phạm vi vụ án nên không trả lời. Ngày 26/12/2013, Nghị định 96 hết hiệu lực thì sẽ sử dụng luật TCTD vào Quyết định 12.

    Cũng tại phiên tòa, sau khi xem xét diễn biến của vụ án, đại diện VKS cho rằng, có nhiều vấn đề liên quan đến ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Chánh thanh tra cơ quan giám sát NHNN nên VKS đề nghị HĐXX cho triệu tập ông Nghĩa tới tòa.

    Tuy nhiên, HĐXX cho rằng, việc đề nghị triệu tập ông Nguyễn Hữu Nghĩa là không cần thiết, nếu quá trình cảm thấy cần thì sẽ xem xét sau.

    Phiên tòa vẫn tiếp tục với phần xét hỏi vào sáng nay (27/6).

    Công Luận

    Theo Người Đưa Tin

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/xet-xu-cuu-pho-thong-doc-nhnn-quyet-dinh-12-la-van-ban-ca-biet-a234403.html
    Sự kiện:
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan