+Aa-
    Zalo

    10 năm sau thảm hoạ kép động đất-sóng thần ở Fukushima: "Chúng tôi không biết khi nào mọi thứ mới thật sự kết thúc"

    • DSPL
    ĐS&PL Đã 10 năm trôi qua kể từ thảm hoạ kép động đất-sóng thần từng khiến Fukushima rung chuyển nhưng những dư trấn vẫn còn đọng lại, gây ảnh hưởng tới cuộc sống người dân.

    Đã 10 năm trôi qua kể từ thảm hoạ kép động đất-sóng thần từng khiến Fukushima (Nhật Bản) rung chuyển nhưng những dư trấn vẫn còn đọng lại, gây ảnh hưởng tới cuộc sống người dân.

    Cách đây đúng 10 năm, vào tháng 3/2011, một trận động đất mạnh 9.0 độ richter, mạnh nhất từng được ghi nhận, đã xảy ra ở bờ biển thành phố Fukushima. Trận động đất này đã kéo theo một cơn sóng thần cực lớn và sự cố vỡ lò phản ứng hạt nhân Fukushima Daiichi gây ra một thảm hoạ nghiêm trọng. Thảm hoạ kép trên đã khiến không chỉ Nhật Bản mà cả thế giới bàng hoàng với con số tử vong quá lớn, lên tới 20.000 người.

    Thảm hoạ vẫn chưa thật sự kết thúc 

    Một thập kỷ sau đó, phần lớn người Nhật Bản sinh sống tại khu vực Tohoku đã có thể trở lại căn nhà cũ nơi họ từng sinh sống. Nhưng ở khu vực gần nhà máy hạt nhân Fukushima Daiichi, quá trình hồi phục đang diễn ra một cách chậm chạp, một vài nơi vẫn còn là "vùng cấm".

    Chia sẻ về điều này, đại một nhóm phi lợi nhuận Nhật Bản, bà Ayumi Iida, cho biết: "Những căn nhà có thể được xây dựng lại sau trận động đất, sóng thần. Nhưng những gì còn sót lại sau vụ rò rỉ hạt nhân thì vẫn còn đó, chúng tôi không biết bao giờ chuyện này mới thật sự chấm dứt".

    Thảm hoạ hạt nhân tại Fukushima là một trong những vụ rò rỉ nghiêm trọng nhất trong lịch sử. Ảnh: Reuters

    Được biết tổ chức của bà Iida mang tên Mothers ’Radiation Lab Fukushima Tarachine, được thành lập bởi người dân để bảo vệ sức khoẻ cho trẻ em tại khu vực bị nhiễm phóng xạ và đề phòng các nguy cơ tiềm ẩn khác. 

    Sự cố hạt nhân đã trở thành một sự cảnh tỉnh đối với Nhật Bản, chính phủ nước này sau đó đã yêu cầu người dân sinh sống gần lò phản ứng hạt nhân sơ tán. Vào năm 2012, có tới 165.000 người dân phải rời khỏi nơi ở của họ vì vấn đề này. 

    Đến nay, đã có nhiều người được phép trở về nhà nhưng vẫn còn tới 37.000 người tại Fukushima vẫn đang sống tại nơi khác và phần lớn trong số họ cho biết họ không có ý định quay trở lại. 

    Chia sẻ về cuộc sống sau thảm hoạ rò rỉ hạt nhân, bà Iida cho biết bà cố gắng bảo vệ các con bằng cách tìm mua nguồn thực phẩm ở những địa phương cách xa Fukushima và để các con sinh hoạt ở những nơi có tỉ lệ nhiễm phóng xạ thấp. Bên cạnh đó, bà cũng thường xuyên cho các con đi kiểm tra sức khoẻ định kỳ và khám sàng lọc ung thư.

    Bà nói: "Con cái chúng tôi sẽ là trọng tâm chính cho sự phát triển tương lai của thành phố này".

    Tình hình vẫn chưa được kiểm soát hoàn toàn

    Trong 10 năm qua, số ca ung thư hoặc các biểu hiện nhiễm độc tại Fukushima sau vụ rò rỉ hạt nhân đã có xu hướng giảm nhưng các chuyên gia cảnh báo vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bởi lượng phóng xạ có thể tích tụ theo thời gian.

    Shaun Burnie, chuyên gia hạt nhân cấp cao của Tổ chức Hòa bình xanh (Greenpeace Đức), nói rằng ngay cả bây giờ mức độ bức xạ ở nhiều nơi thuộc các khu vực cấm vẫn cao một cách khó hiểu. Theo đó, ông Burnie nhất trí với quan điểm của nhiều nhà quan sát khác rằng cuộc khủng hoảng tại Fukushima vẫn chưa được kiểm soát hoàn toàn.

    Đã 10 năm trôi qua nhưng tình hình tại khu vực nhiễm xạ ở Fukushima vẫn chưa có nhiều cải thiện. Ảnh: Reuters

    Ông phát biểu: "Chừng nào lượng phóng xạ cao như vậy vẫn còn được ghi nhận trong các khu vực rộng như rừng rúi, đồi, sông, thì các bạn chưa thể nói rằng thảm hoạ này đã được kiểm soát".

    Mary Olson, người sáng lập Dự án Tác động Giới + Bức xạ có trụ sở tại Mỹ, chỉ ra rằng mối quan tâm của một bà mẹ trẻ như Iida không phải điều kỳ lạ. Theo đó, bà Olson cho biết dù vẫn đang nghiên cứu thêm nhưng dự án của bà đã tìm ra một vài bằng chứng cho thấy phụ nữ dễ mắc ung thư do bức xạ hơn so với nam giới.

    Bà chia sẻ: "Đàn ông có thể mắc ung thư bởi phóng xạ. Nhưng nhóm những phụ nữ ở độ tuổi trẻ nhất thậm chí còn có nguy cơ mắc ung thư cao gấp 2 lần".

    Ngoài ra bà nhấn mạnh không có một mức độ phóng xạ nào được xem là "an toàn" tuyệt đối đối với con người. Bà nói: "Một căn bệnh ung thư có thể bắt nguồn chỉ từ 1 lần nhiễm phóng xạ".

    Minh Hạnh (Theo Al Jazeera)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/10-nam-sau-tham-hoa-kep-dong-dat-song-than-o-fukushima-chung-toi-khong-biet-khi-nao-moi-thu-moi-that-su-ket-thuc-a358794.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan