+Aa-
    Zalo

    Bộ Công Thương lên tiếng trước nghi vấn các "đại gia" ngành thép "bắt tay" để đẩy giá

    • DSPL
    ĐS&PL Trước những nghi vấn các "đại gia" ngành thép bắt tay để đẩy giá mặt hàng này một cách phi mã, bộ Công Thương đã có phản hồi về vấn đề này.

    Trước những nghi vấn các "đại gia" ngành thép bắt tay để đẩy giá mặt hàng này một cách phi mã, bộ Công Thương đã có phản hồi về vấn đề này.

    Về việc có hay không sự "bắt tay" của các công ty thép, nhằm đẩy giá lên cao, bộ Công Thương là "không có cơ sở". Ảnh minh họa

    So với quý IV/2020, hầu hết các thương hiệu thép đều đồng loạt tăng giá từ 30-40% trong những tháng đầu năm 2021. Mức tăng giá này được nhận định là rất cao, gây khó khăn cho nhiều ngành, trong đó có lĩnh vực xây dựng.

    Điều này làm dấy lên nghi vấn có hay không sự bắt tay của các "đại gia" ngành thép để tăng giá mặt hàng này.

    Liên quan đến vấn đề trên, đại diện phía bộ Công Thương vừa chính thức lên tiếng. 

    Theo bộ Công Thương, năm 2021, dự kiến kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi và tăng trưởng khoảng trên 6%, dự kiến nhu cầu thép của Việt Nam sẽ tăng khoảng 2-3%.

    Ở thị trường trong nước, trong năm 2021, nhóm chuyên gia cho rằng ngành bất động sản và xây dựng hạ tầng, triển khai các dự án đầu tư công... sẽ hồi phục. Nhu cầu sản phẩm thép các loại dự tính khoảng 27 triệu tấn. 

    Một số dự án thép đã đi vào hoạt động, do đó nguồn cung thép xây dựng (khoảng 14 triệu tấn) sẽ đảm bảo 100% cho nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng như đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu

    Riêng thép cuộn cán nóng (HRC), hiện tại công suất trong nước đạt khoảng từ 5-6 triệu tấn. Tuy nhiên, nhập siêu thép cuộn cán nóng đến 9,3 triệu tấn (nhập khẩu 10 triệu tấn - xuất khẩu 0,7 triệu tấn) nên vẫn tiếp tục phải nhập khẩu để phục vụ nhu cầu sản xuất trong nước.

    Theo bộ Công Thương, năng lực nguồn cung thì thừa nhưng "cung ứng" ra thị trường lại vấn đề khác. Bởi dịch COVID-19 khiến các nhà máy đóng cửa trong khi đó vấn đề logistics làm nguồn nguyên liệu bị gián đoạn nên không thể tăng sản xuất.

    Với tình hình này, thị trường thép có thể sẽ thiết lập một mặt bằng giá mới. Tuy nhiên, sau khi tình hình dịch bệnh ổn định hơn, giá thép sẽ được điều chỉnh theo "quan hệ cung cầu".

    Do đó về việc có hay không sự "bắt tay" của các công ty thép, nhằm đẩy giá lên cao, bộ Công Thương là "không có cơ sở".

    Lý giải việc tăng giá, Cục Công nghiệp cho biết, giá nguyên liệu đầu vào của ngành thép phụ thuộc rất lớn vào giá nguyên liệu thế giới. Trong thời gian gần đây, giá các nguyên vật liệu sản xuất thép tăng cao đột biến trên thị trường toàn cầu, cùng với dịch bệnh, thời gian giao hàng kéo dài cũng là những lý do khiến giá thép tăng mạnh.

    Để kiểm soát giá thép tăng phi mã như hiện nay, bộ Công Thương đề cập đến việc xây dựng các hàng rào kỹ thuật và tiêu chuẩn chất lượng tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh và đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng.

    Theo dõi và xem xử lý kịp thời việc chống bán phá giá một số sản phẩm thép nhập khẩu vào thị trường Việt Nam cũng như đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá của các nước đối với mặt hàng thép xuất khẩu của Việt Nam nhằm giảm thiểu các thiệt hại cho các doanh nghiệp sản xuất thép.

    Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng sẽ tăng cường công tác quản lý thị trường để ngăn chặn, xử lý kịp thời những hiện tượng đầu cơ tăng giá thép, gian lận thương mại làm thất thu ngân sách Nhà nước và ảnh hưởng đến người tiêu dùng.

    Bạch Hiền (t/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bo-cong-thuong-len-tieng-truoc-nghi-van-cac-dai-gia-nganh-thep-bat-tay-de-day-gia-a364786.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan