+Aa-
    Zalo

    Câu hỏi "hại não" trong Đường Lên Đỉnh Olympia khiến thí sinh cũng phải "chào thua"

    • DSPL
    ĐS&PL Câu hỏi tưởng dễ mà khó không tưởng trong Đường Lên Đỉnh Olympia lại khiến cả hai thí sinh giành vị trí nhất nhì không đưa được đáp án chính xác.

    Câu hỏi tưởng dễ mà khó không tưởng trong Đường Lên Đỉnh Olympia lại khiến cả hai thí sinh giành vị trí nhất nhì không đưa được đáp án chính xác.

    Đường Lên Đỉnh Olympia là một sân thi đấu trí tuệ được mong chờ nhất dành cho giới học sinh. Các câu hỏi trong chương trình được đánh giá hay và khá khó, đòi hỏi sự vận dụng thực tiễn rất cao của thí sinh.

    Không chỉ được chứng kiến dàn trai xinh gái đẹp mà chương trình còn trình làng vô số câu hỏi tưởng dễ nhưng hóa ra lại cực kỳ khó, hack não không ít nhà leo núi.

    Mới đây, trong trận thi quý 2, một câu hỏi trị giá 30 điểm trong phần thi Về đích đã làm khó Nguyễn Nghĩa (THPT Chợ Gạo, Tiền Giang), đồng thời khiến anh chàng giành giải nhất sau đó là Việt Thái (THPT chuyên Ngoại ngữ - ĐH Ngoại ngữ - ĐH Quốc gia Hà Nội) phải "ôm hận".

    Câu hỏi trong Đường Lên Đỉnh Olympia khiến thí sinh phải "chào thua". 

    Theo đó, câu hỏi mà Nguyễn Nghĩa nhận được trong phần thi của mình là:

    "Hưng muốn tìm một tháng bất kỳ theo dương lịch mà ngày đầu tháng và cuối tháng đều có thứ trong tuần giống nhau. Vậy Hưng cần tìm những tháng thế nào để chắc chắn thỏa mãn điều kiện trên?".

    Sau một hồi suy nghĩ thì đáp án mà đại diện miền Tây đưa ra là tháng hai vào những năm không nhuận.

    Do đáp án của Nguyễn Nghĩa chưa chính xác nên quyền trả lời thuộc về các thí sinh còn lại, Việt Thái sau đó đã đưa ra đáp án của mình là những tháng có 29 ngày.

    Tuy nhiên, câu trả lời này vẫn chưa đúng nên buộc lòng MC Diệp Chi phải giải thích.

    MC Diệp Chi giải thích rằng, các ngày 1, 8, 15, 22, 29 sẽ luôn có cùng các thứ trong tuần, như vậy tháng đó cần có 29 ngày. Câu trả lời chính xác phải là tháng hai có 29 ngày, tức tháng hai của các năm nhuận.

    Ngay sau khi chương trình được phát sóng, câu hỏi đã nhận được sự chú ý, theo nhiều khán giả mặc dù câu hỏi tưởng như khá dễ nhưng cần phải có sự tính toán cực kỳ cẩn trọng nếu như không muốn mất điểm oan ức.

    Bên cạnh đó, một số khán giả cũng cho biết, có thể là do áp lực tâm lý về thời gian nên phần nào đã khiến các nhà leo núi khó khăn trong việc đưa ra câu trả lời.

    Đây không phải là lần đầu tiên câu hỏi trong Olympia trở thành đề tài được dân mạng quan tâm. Trước đó, một câu hỏi trong chương trình cũng bị cho rằng là thừa dữ kiện: "Số tự nhiên nào là số tự nhiên nhỏ nhất có 7 chữ số lớn hơn 999.999?".

    Một câu hỏi trong Olympia được dân mạng cho là thừa dữ kiện. 

    Theo đánh giá, ở câu hỏi trên có 2 dữ kiện bị thừa là:

    - Đầu tiên là "số tự nhiên". Vì trong câu hỏi đã lặp đến 2 cụm từ "số tự nhiên".

    - Tiếp theo là dữ kiện "có 7 chữ số" và "lớn hơn 999.999". Khi bỏ đi một trong 2 dữ kiện này thì đáp án của câu hỏi vẫn không thay đổi, đều chỉ đáp án đúng là 1.000.000.

    Như vậy, câu hỏi này có thể rút ngắn thành: "Số tự nhiên nào nhỏ nhất có 7 chữ số?", hoặc "Số tự nhiên nào nhỏ nhất nhưng lớn hơn 999.999?".

    Thủy Tiên (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cau-hoi-hai-nao-trong-duong-len-dinh-olympia-khien-thi-sinh-cung-phai-chao-thua-a360229.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan