+Aa-
    Zalo

    Có bao nhiêu tiền thì nên gửi ngân hàng?

    ĐS&PL (ĐSPL) - Lãi suất gửi tiền tiết ngân hàng liên tục sụt giảm khiến nhiều người bắt đầu do dự khi muốn chọn phương án này là cách quản lí tài chính cá nhân.
    (ĐSPL) - Lãi suất gửi tiền tiết ngân hàng liên tục sụt giảm khiến nhiều người bắt đầu do dự khi muốn chọn phương án này là cách quản lí tài chính cá nhân. Nhưng nếu số tiền hiện có của bạn vẫn hạn hẹp thì gửi tiết kiệm tại ngân hàng vẫn là lựa chọn tốt.
    Lãi suất âm thầm đi xuống
    Cách đây 1 năm, mỗi khi giảm lãi suất tiết kiệm, các ngân hàng rầm rộ thông báo. Nhưng gần đây, dù lãi suất liên tục đi xuống nhưng không có ngân hàng nào truyền thông rộng rãi. Các đợt điều chỉnh diễn ra trong im lặng. Chỉ những ai theo dõi biểu lãi suất trên website hoặc đến tận phòng giao dịch mới biết sự thay đổi này.
    Từ đầu năm 2015, các ngân hàng đua nhau thực hiện nhiều đợt điều chỉnh giảm liên tiếp. Hiện tại, lãi suất “sàn” của thị trường đang là 4\%/năm. Một số ngân hàng như Agribank, Vietocmbank áp dụng mức 4\%/năm cho kỳ hạn 1 tháng. Đa số các đơn vị còn lại đều niêm yết mức lãi suất thấp nhất từ 4,3\%/năm tới 4,5\%/năm cho các kỳ hạn ngắn.
    Tại thời điểm cuối tháng 2, ở kỳ hạn dài, BacABank, Vietbank, SBC là những ngân hàng hút khách với lãi suất cao nhất thị trường 7,9\%/năm. Nhưng tới nay, mức “trần” đó đã giảm khoảng 3\%/năm. Cụ thể, lãi suất cao nhất tại Vietbank là 7,6\%/năm, tại BacABank là 7,65\%/năm.
    SCB thậm chí còn mạnh tay giảm lãi suất hơn. Từ ngày 10/3, SCB áp dụng biểu lãi suất mới. Theo đó, 7,45\%/năm là mức lãi suất hấp dẫn nhất được áp dụng tại 2 kỳ hạn 24 tháng và 36 tháng. Thấp hơn một chút, kỳ hạn 13, 15 và 18 tháng có mức lãi 7,35\%/năm.
    Techcombank cũng mới để lãi suất “đi lùi”. 6,86\%/năm là lãi suất cao nhất tại ngân hàng này áp dụng cho kỳ hạn 36 tháng. Các kỳ hạn từ 6 tháng tới 12 tháng có mức lãi suất chỉ cao hơn trần lãi suất 5\%/năm một chút.
    Lãi suất tiết kiệm giảm khá nhanh nhưng lãi suất cho vay chưa có tốc độ đi xuống tương ứng. Hiện nay, lãi suất cho vay tại các ngân hàng khá ổn định, phổ biến ở mức 7\%/năm đối với các lĩnh vực ưu tiên và hợp đồng ngắn hạn.
    Các ngân hàng thương mại nhà nước tiếp tục áp dụng lãi suất cho vay trung và dài hạn phổ biến đối với các lĩnh vực ưu tiên ở mức 9-10\%/năm. Lãi suất cho vay các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường ở mức 7-9\%/năm đối với ngắn hạn; 9,5-11\%/năm đối với trung và dài hạn.

    Lãi suất tiền gửi tiết kiệm tại các ngân hàng liên tục đi xuống

    Lãi suất tiết kiệm đang giảm đáng kể nhưng TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia ngân hàng vẫn cho rằng lãi suất này sẽ có nhiều cơ hội giảm nữa vì hiện tại lạm phát đang rất thấp và đang được kiểm soát tốt. Ông Hiếu đánh giá, lãi suất có thể giảm khoảng 1\%.
    Theo ông Hiếu, khi lãi suất huy động giảm có thể ảnh hưởng đến tiền gửi của hệ thống ngân hàng vì khi lãi suất thấp quá, người dân sẽ rút tiền chuyển vào các kênh đầu tư khác mang lại tỷ suất lợi nhuận cao hơn như vàng, chứng khoán hay bất động sản.
    Dù vậy, ông Hiếu vẫn đánh giá hiện tại, gửi tiết kiệm ngân hàng vẫn là kênh an toàn. Khi lãi suất thấp, sẽ có dòng vốn rời ngân hàng nhưng không ảnh hưởng tới tiền gửi của hệ thống. Vì thế, ngân hàng không phải lo lắng mất thanh khoản.
    Ông Nguyễn Đức Hưởng, Phó Chủ tịch thường trực LienVietPostBank cho rằng lãi suất đang vận động theo luật cung cầu của thị trường. Hiện lãi suất huy động đang giảm sút, trước mắt do nguồn vốn vẫn còn dưa thừa, đầu ra chưa kịp với đầu vào.
    Lãi suất huy động giảm là điều đáng mừng. Lãi suất huy động giảm tạo điều kiện để lãi suất cho vay giảm. Đã có những ngân hàng thương mại cho vay lãi suất 5,5\%/năm. Lãi suất cho vay trung và dài hạn có thể giảm thêm 1-2\% nữa.
    Trong tương lai gần, ông Hưởng dự đoán lãi suất sẽ còn giảm nữa khi dư địa giảm vẫn còn. Tuy nhiên, ông Hưởng khuyến cáo nếu giảm nhiều quá, lợi tức từ tiền gửi sẽ không còn nữa. Theo thói quen, nhà đầu tư sẽ tính đến chứng khoán, vàng, bất động sản.
    Đến một mức nào đó, dòng tiền rời khỏi ngân hàng nhiều sẽ xảy ra thiếu nguồn vốn. Như vậy, ông Hưởng nhận xét lãi suất huy động có thể lại tăng, lạm phát lại rình rập. Vì vậy, ông Hưởng khuyến cáo lãi suất có thể giảm thêm nhưng chỉ ở mức độ nào đó.

    Theo các chuyên gia tài chính, nếu có dưới 100 triệu thì nên gửi tiết kiệm ở ngân hàng

    Có 100 triệu đổ lại thì chỉ nên gửi ngân hàng
    Trong bối cảnh này, kênh đầu tư nào sẽ đem lại lợi nhuận tốt nhất? Theo PGS-TS Trần Hoàng Ngân, với người dân thông thường thì gửi tiết kiệm sẽ sinh lời và an toàn hơn vì lạm phát thấp. Tuy nhiên, nói về đầu tư thì phải là chứng khoán, riêng với BĐS thì những người có nhu cầu nhà ở thực sự thì hãy mua, còn mua để đầu tư thì cần phải tính toán.
    Ông Huỳnh Trung Minh, Phó Giám đốc khối khách hàng cá nhân Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDbank), cho biết thị trường vàng lên xuống thất thường theo giá thế giới. Giá USD có biến động nhưng sẽ không nhiều và chỉ phù hợp với nhu cầu tích trữ hơn là đầu tư. Trong khi đó, thị trường BĐS đang ấm dần, nhiều dự án đang tiếp tục giảm giá thành ở dạng căn hộ và lãi suất thấp. Thế nên việc mua nhà đầu tư sẽ cũng là lựa chọn khôn ngoan.
    Ông Minh giả sử với lãi suất ở HDbank hiện nay là 6,8\%/năm, khách hàng vay 2 tỷ đồng mua căn hộ 3 tỉ đồng trong vòng 20 năm. Như vậy tiền lãi hằng tháng phải trả 13,6 triệu đồng/tháng cộng với tiền gốc chia đều cho 20 năm (240 tháng) là hơn 8 triệu đồng/tháng. Tổng số tiền phải trả khoảng 21-22 triệu đồng/tháng. Với những căn hộ giá 3 tỷ đồng như vậy có thể cho thuê khoảng 1.000 USD/tháng thì số tiền cho thuê nhà và tiền trả ngân hàng là ngang nhau. Thậm chí có một số dự án khác giá rẻ hơn, giá căn hộ chỉ trên dưới 2 tỷ đồng thì tiền trả gốc và lãi không nhiều nhưng nếu cho thuê nhiều khi giá thuê nhà cao hơn tiền trả ngân hàng” - ông Minh nói.
    Theo ông Hiếu, đầu tư vào đâu phụ thuộc vào vốn nhiều hay ít. Nếu có quá ít tiền mà đi mua nhà rồi vay hết cũng không tốt. Thế nên theo ông Hiếu, chia thành từng nhóm: Người có số vốn từ 100 triệu đồng đổ xuống, số tiền không nhiều nên để an toàn tốt nhất hãy gửi tiết kiệm ở ngân hàng. Nếu có khoản tiền 100-500 triệu đồng thì hoàn toàn có thể đổ vào BĐS. BĐS hiện nay đang có giá tốt và sản phẩm cũng đa dạng nên đầu tư vào kênh này cũng rất tốt. Tuy nhiên, với số tiền lớn từ 500 triệu đồng trở lên thì nên chia nhỏ khoản đầu tư của mình. Theo đó, tập trung vào BĐS khoảng 40\%, chứng khoán khoảng 20\% và ngân hàng 20\%, USD khoảng 10\% và với vàng là 0\%.
    AN NHIÊN(Tổng hợp)
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/co-bao-nhieu-tien-thi-nen-gui-ngan-hang-a89431.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    vtc.vn
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan