Chân vịt tàu thủy là gì?


Thứ 3, 29/09/2020 | 04:15


Cùng sự kiện

Chân vịt tàu thủy là một trong 3 bộ phận chính của tàu thủy. Trong đó, chân vịt là bộ phận tạo lực đẩy tàu chuyển động.

Chân vịt tàu thủy là một trong 3 bộ phận chính của tàu thủy. Trong đó, chân vịt là bộ phận tạo lực đẩy tàu chuyển động.

Tàu thủy có 3 bộ phận chính là máy, vỏ, chân vịt. Trong đó, chân vịt là bộ phận quan trọng, tạo lực đẩy tàu chuyển động, kết hợp cùng rất nhiều những bộ phận khác tạo nên hệ thống chuyển động của các con tàu. Chân vịt ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng di chuyển cũng như tạo nên áp lực cho các con tàu.

Chân vịt là thiết bị đẩy tàu đi tới bằng cách sử dụng năng lượng được tạo ra và truyền từ máy chính. Sự chuyển động tới của tàu dựa trên nguyên tắc Bernoulli và định luật 3 Newton: sự chênh lệch áp suất giữa mặt trước và mặt sau của cánh chân vịt khi nó quay tạo ra lực đẩy.

Do chân vịt ảnh hưởng lởn đến hoạt động tàu, nhất là về tốc độ nên vấn đề tự động học thiết kế và chế tạo chính xác chân vịt có ý nghĩa quan trọng.

Những thông số có ảnh hưởng trực tiếp đến lực đẩy gồm: đường kính chân vịt, độ nghiêng của cánh, tỷ số mặt đĩa (tổng diện tích mặt đạp/diện tích hình tròn có đường kính bằng đường kính chân vịt); tốc độ dòng chảy tại vị trí đặt chân vịt, số cánh, số vòng quay, profin cánh chân vịt…

Một chiếc chân vịt có 5 cánh. Ảnh minh họa

Chân vịt là bộ phận này có cánh to, có thể tự do chuyển động trong nước. Những con tàu thông thường, chân vịt chỉ lắp một cái ở đuôi tàu, cũng có tàu vì để đảm bảo an toàn nên lắp 2 cái để đề phòng một chân vịt hỏng. 

Chân vịt thường được làm từ vật liệu chống ăn mòn nên có thể hoạt động trực tiếp trong nước, vốn là dung dịch ăn mòn, trong khoảng thời gian rất dài, có thể lên tới 10 năm. Vật liệu làm chân vịt là hợp kim nhôm, hợp kim đồng và thép không dù, với thành phần phổ biến là niken, đồng và nhôm, giúp giảm trọng lượng đến 10-15% trong khi độ bền cao hơn.

Chân vịt được tạo ra bằng phương pháp hàn, hoặc dập khuôn. Cánh quạt được rèn có độ bền cao và tốt hơn so với hàn. Chân vịt tàu biển xoay trong nước theo hiệu ứng chong chóng.

Chân vịt có thể có từ ba, bốn, thậm chí là năm cánh. Tuy nhiên, hầu hết ngày nay mọi người sử dụng loại ba đến bốn cánh.

Hiện nay có nhiều kiểu hệ thống chân vịt, hệ thống chân vịt đẩy kết hợp lái hiện đại cải tiến so với hệ thống đẩy kiểm chân vịt/bánh lái truyền thống. Ngoài ra, còn có một loại chân vịt có thể thay đổi góc độ. Người ta dùng nó để làm thay đổi tốc độ của tàu. Với những con tàu cực lớn, cánh quạt của chân vịt rất to, thậm chí giữa hai cánh quạt có thể chui lọt một chiếc xe tải.

Hoàng Yên (T/h)

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/chan-vit-tau-thuy-la-gi-a340631.html