+Aa-
    Zalo

    Covid-19 đã làm thay đổi thói quen thanh toán của cộng đồng như thế nào?

    • DSPL
    ĐS&PL Kể từ khi dịch bệnh Covid -19 bùng nổ, hành vi cùng thói quen tiêu dùng của người dân và doanh nghiệp thay đổi theo hướng tích cực, ưu tiên các hình thức thanh...

    Kể từ khi dịch bệnh Covid -19 bùng nổ, hành vi cùng thói quen tiêu dùng của người dân và doanh nghiệp thay đổi theo hướng tích cực, ưu tiên các hình thức thanh toán phi tiền mặt cũng như dịch chuyển nhanh chóng sang mô hình kinh doanh trực tuyến.

    Không dùng tiền mặt “lên ngôi”

    Theo một số liệu thống kê của Tổ chức Kinh tế thế giới (WTO), để duy trì hoạt động lưu thông hàng hóa bình thường trong giai đoạn “không bình thường”, nhiều quốc gia đã triển khai hàng loạt chính sách nhằm khuyến kích thanh toán không dùng tiền mặt và củng cố niềm tin của dân chúng khi tham gia giao dịch trực tuyến.

    Như tại Pháp, giới chức cho phép khách hàng không cần nhập mã PIN khi thanh toán bằng thẻ đối với các giao dịch giá trị nhỏ. Hoa Kỳ đã thiết lập hạn mức giao dịch cao hơn cho thanh toán phi tiếp xúc. Thanh toán trực tuyến qua thẻ cũng là giải pháp được nhiều quốc gia như Nhật Bản, Việt Nam… ưu tiên sử dụng, góp phần không nhỏ trong việc ổn định nền kinh tế - xã hội trong thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

    Chị Minh Anh (Hà Nội, 28 tuổi) cho biết: “Bản thân mình trước đây vẫn thích “tiền tươi thóc thật” chứ không hào hứng lắm thanh toán online hoặc chuyển khoản trực tuyến gì đó do sợ lỗi. Nhưng khi dịch bùng lên, giãn cách xã hội, hàng quán đóng cửa, có tiền mặt cũng không mua được nên tôi mạnh dạn sử dụng ví để vừa tiện mua sắm, vừa thích nghi với thời cuộc. Chưa làm thì ngại nhưng bập vào rồi thấy dễ dàng vô cùng”.

    Bên cạnh mang đến cơ hội thanh toán không dùng tiền mặt cho người dân, Covid-19 cũng làm chuyển dịch đáng kể phương thức kinh doanh truyền thống sang kinh doanh trực tuyến. Theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, TMĐT Việt Nam tăng trưởng ấn tượng năm 2020 với mức 18%, quy mô thị trường 11,8 tỉ USD, ước tính chiếm 5,5% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước.

    Hướng đi bứt phá cho các hộ kinh doanh

    Nhiều chuyên gia tài chính - ngân hàng đồng tình, “cú đánh” bất ngờ của Covid-19 một mặt tạo sức ép vượt quá sức chịu đựng của không ít doanh nghiệp dẫn tới phá sản, nhưng cũng là một “cú huých” buộc các doanh nghiệp khác muốn tồn tại phải tìm cách thay đổi và thích nghi, trong đó TMĐT là từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất. Nhiều doanh nghiệp và người tiêu dùng trước đây chưa từng bán hàng trực tuyến nay đã bán trực tuyến.

    Để tiếp sức cho quá trình hội nhập này, nhiều tổ chức tài chính đã tung ra các gói hỗ trợ hoặc sản phẩm “đo ni đóng giầy”, giúp các đơn vị kinh doanh giảm phần nào gánh nặng chi phí, nguồn vốn ban đầu. Đơn cử như VPBank gần đây đã tung ra thị trường một giải pháp tài chính đầy ưu việt có tên gọi Simplify/EcomPay. Đồng thời, ngân hàng còn hợp tác với liên minh các công ty Mắt Bão, Chili, Ods, Mifi, Navee để tạo thành 1 hệ sinh thái hỗ trợ toàn diện việc chuyển đổi số, kinh doanh online.

    Bộ đôi Simplify/Ecompay dành cho cộng đồng doanh nghiệp

    Cụ thể, giải pháp tài chính này bước đầu sẽ hỗ trợ người bán thiết lập một website hoặc gian hàng trực tuyến tiêu chuẩn, kèm theo đó là miễn phí các dịch vụ server, tích hợp cổng thanh toán và ưu đãi phí sử dụng.....Giải pháp này phù hợp với doanh nghiệp chưa có website, đặc biệt hỗ trợ đáng kể cho các hộ kinh doanh chưa có kinh nghiệm về TMĐT.

    Nếu người bán có nhu cầu nâng cấp nền tảng website, VPBank sẽ tiếp tục kết nối với đối tác để xây dựng giao diện website chuyên nghiệp có tích hợp cổng thanh toán EcomPay và cũng được ưu đãi phí sử dụng như miễn phí tên miền (.com) năm đầu tiên, hoặc giảm giá từ 30% tên miền tùy chọn. Đặc biệt, nhà băng này còn hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký website với Bộ Công Thương. Đây là bước quan trọng bắt buộc, không thể bỏ qua khi kinh doanh trực tuyến tại Việt Nam.

    Các dịch vụ, tính năng chuyên nghiệp hơn như tổng đài chăm sóc khách hàng trực tuyến hay hóa đơn điện tử an toàn cũng có chính sách giảm giá sâu, hoặc miễn phí một loạt tính năng hỗ trợ người bán. Thêm vào đó, người bán còn được hỗ trợ trong việc quảng bá đa kênh, marketing online để tăng lượng khách hàng. Các bước hỗ trợ được sắp xếp theo một trình tự hợp lý, phù hợp với quy trình vận hành kinh doanh, giúp người bán rút ngắn 80% thời gian cũng như ngân sách đầu tư so với việc tự triển khai.

    Quy trình hỗ trợ xây dựng nền tảng kinh doanh online Simplify toàn diện từ VPBank và đối tác

    Cuối cùng, VPBank sẵn sàng đáp ứng nguồn vốn lưu động cho tiểu thương qua thông qua việc cấp vốn thấu chi hạn mức đến 5 tỉ đồng, thấu chi online với hạn mức từ 500 triệu tới 2 tỷ đồng, thẻ tín dụng doanh nghiệp VPBiz giúp tận dụng nguồn vốn miễn lãi từ  45 - 55 ngày, tận hưởng nhiều chương trình hoàn tiền đến 5 % cho các lĩnh vực quảng cáo online, ẩm thức, khách sạn, vé máy bay … qua đó tối ưu hóa chi phí, dòng tiền kinh doanh.

    Đại diện VPBank cho biết Simplify/EcomPay được xem là một trong những giải pháp thanh toán và bán hàng trực tuyến tối ưu, và chuyên biệt nhất trên thị trường Việt Nam. Phía ngân hàng kỳ vọng sẽ hỗ trợ cộng đồng chuyển đổi kinh doanh online một cách thuận lợi và toàn diện nhất, từ nền tảng kỹ thuật, kiến thức, công cụ cho đến tài chính.

    Thông tin chi tiết chương trình hỗ trợ tại: http://bit.ly/tiepsuckinhdoanhonline

    Thu Hà

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/covid-19-da-lam-thay-doi-thoi-quen-thanh-toan-cua-cong-dong-nhu-the-nao-a363283.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan