+Aa-
    Zalo

    Cựu nhân viên Google trở thành tỷ thứ giàu thứ 2 Trung Quốc: Viết nên huyền thoại rồi thoái ẩn ở tuổi 40

    • DSPL
    ĐS&PL Khi Hoàng Tranh đang là kỹ sư cấp cao của Google, anh đã rũ áo ra đi để hiện thực hóa khát khao khởi nghiệp đang bùng cháy mãnh liệt.
    cuu nhan viet google tro thanh ty phu giau thu 2 trung quoc 02
    Pinduoduo, 1 trong 3 nền tảng thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc. Ảnh: Sohu

    Trong danh sách 500 tỷ phú giàu nhất Trung Quốc nam 2021 của New Fortune công bố hôm 14/5, doanh nhân trẻ Hoàng Tranh, người sáng lập kiêm chủ tịch sàn thương mại điện tử Pinduoduo (PDD), đứng thứ 2 với khối tài sản 474,88 tỷ NDT (74.4 tỷ USD).

    Nhà sáng lập PDD chỉ xếp dưới tỷ phú Chung Thiểm Thiểm (79 tỷ USD) và nhiều hơn 4,4 tỷ USD so với người đứng thứ 3 là tỷ phú Mã Hoa Đằng.

    PDD là sự kết hợp thông minh giữa "Facebook và Groupon", và là một làn gió mới trong ngành thương mại điện tử.

    Theo đó, PDD mang đến cho người dùng trải nghiệm phong phú, hấp dẫn hơn cho cả người bán lẫn người mua, tạo cảm giác giống như được dành cả ngày với bạn bè tại các trung tâm thương mại.

    Đồng thời, PDD còn kết hợp cả ứng dụng game để làm tăng phần hấp dẫn khi mua hàng trên sàn thương mại điện tử này. Hình ảnh sặc sỡ và cách thức mua hàng giảm giá trên PDD mang lại cảm giác như ở trong một trò chơi hấp dẫn, 'ghi điểm' mạnh với người dùng Trung Quốc.

    Chàng sinh viên kiệt xuất được "quý nhân phù trợ"

    Hoàng Tranh sinh năm 1980 trong một gia đình công nhân bình thường ở vùng ngoại ô thành phô Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc.

    Trong suốt thời gian đến trường từ bậc tiểu học đến hết trung học phổ thông, điểm số của Hoàng Tranh luôn đứng đầu. Sau đó, anh được tuyển thẳng vào Đại học Chiết Giang và lọt vào lớp quy tụ những sinh viên xuất sắc nhất sau 1 kỳ thi tuyển chọn.

    Năm thứ 3, Hoàng Tranh lựa chọn chuyên ngành khoa học máy tính. Anh được vào phòng thí nghiệm của giáo sư Phan Vân Hạc, hiệu trưởng khi đó của Đại học Chiết Giang, để tìm hiểu về cách khai thác dữ liệu và trí tuệ nhân tạo.

    Thời điểm đó, Internet mới bắt đầu phổ cập ở Trung Quốc, Hoàng Tranh luôn chia sẻ những mẹo sử dụng máy tính và trở thành một người khá nổi tiếng trên các diễn đàn tin học.

    Một ngày, Hoàng Tranh được một tài khoản MNS kết bạn, người này tự xưng là Đinh Lỗi, CEO của 163 - công ty công nghệ internet hàng đầu Trung Quốc.

    Ban đầu. Hoàng Tranh cho rằng đây là tài khoản lừa đảo nhưng sau đó anh không ngờ chính là CEO Đinh Lỗi thật và muốn nhờ anh khắc phục một số vấn đề kỹ thuật của 163. Sau khi sự cố kỹ thuật được giải quyết, Đinh Lỗi và Hoàng Tranh vẫn giữ liên lạc.

    Năm 2002, Hoàng Tranh được nhận vào Đại học Wisconsin-Madison để học bằng thạc sĩ về chuyên ngành khoa học máy tính.

    Sau khi đến Mỹ, Đinh Lỗi đã giới thiêu Hoàng Tranh Với Đoàn Vĩnh Bình, nhà sáng lập Bubugao (BBG) - tập đoàn đa ngành với nhiều doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực như thương mại bán lẻ, thương mại điện tử, bất động sản, tài chính điện tử hay Logistics.

    Ngay lần gặp đầu tiên, Đoàn Vĩnh Bình đã rất yêu thích Hoàng Tranh. Ngược lại, với một chàng sinh viên 22 tuổi xa quê hương như Hoàng Tranh, được một ông lớn đỡ đầu như vậy là một may mắn lớn trong cuộc đời.

    Sau này, Hoàng Tranh cũng tự nhận mình là "đệ tử thứ 4" của Đoàn Vĩnh Bình. 3 "sư huynh" của Hoàng Tranh đều là các nhân vật tầm cỡ, gồm CEO của BBG Kim Chí Giang, nhà sáng lập OPPO Trần Vĩnh Minh và nhà sáng lập VIVO Thẩm Vĩ.

    cuu nhan viet google tro thanh ty phu giau thu 2 trung quoc 01
    Tỷ phú Hoàng Tranh. Ảnh: Sohu

    Bỏ Google để khởi nghiệp

    Năm 2004, Hoàng Tranh tốt nghiệp thạc sĩ và đứng trước sự lựa chọn việc làm.

    Khi đó, anh ấy đã là thực tập sinh tại Microsoft được một thời gian, khả năng làm việc của anh ấy đã được công nhận và anh ấy có thể ở lại. Tuy nhiên, lúc này anh ấy lại nhận được lời đề nghị từ Google.

    Thời điểm đó, Microsoft đã là ông lớn công nghệ nổi tiếng toàn cầu, còn Google chỉ là một công ty mới 5 năm tuổi với vài trăm kỹ sư.

    Phân vân trước ngã rẽ, Đoàn Vĩnh Bình đã khuyên Hoàng nên chọn Google, ông tin rằng Google là một công ty có tiềm năng lớn, còn rất nhiều thứ để khai thác, xứng đáng để hướng tới và rất hữu ích cho việc khởi nghiệp trong tương lai.

    Hoàng Tranh nghe theo lời khuyên và gia nhập Google. Chưa đầy nửa năm sau khi anh gia nhập, Google phát triển thần tốc và dần trở nên phổ biến đại chúng. Thu nhập của Hoàng Tranh cũng tăng chóng mặt lên tới hàng triệu USD.

    Đồng thời, Hoàng Tranh cũng là tham gia xây dựng Google tại Trung Quốc, nơi đặt nền móng vững chắc cho việc khởi nghiệp sau này của anh.

    Năm 2007, Hoàng Tranh đã là kỹ sư cấp cao của Google, nhưng ý chí khởi nghiệp của anh ngày càng mạnh mẽ và không còn muốn làm việc ở đây nữa.

    Sau khi rời Google, Hoàng Tranh gia nhập ZOL - Cổng thông tin kinh doanh và tin tức công nghệ hàng đầu Trung Quốc. Mục địch của Hoàng Tranh không phải là kiếm tiền ở đây mà để tìm hiểu các kênh bán hàng trên điện thoại di động và những vấn đề khách hàng quan tâm.

    Không mất nhiều thời gian để Huang Zheng thành lập trang web thương mại điện tử Oku.com. Trong những ngày đầu khởi nghiệp, Đoàn Vĩnh Bình đã cung cấp một số lượng lớn các sản phẩm BBG cho Oku để hỗ trợ Hoàng Tranh.

    3 năm sau, Oku trở thành 1 trong 3 trang web thương mại điện tử hàng đầu trong danh mục điện thoại di động và giáo dục điện tử, với doanh thu hàng năm hơn 60 triệu NDT (9,4 triệu USD). Đối với một công ty mới thành lập, kết quả đạt được rất tốt nhưng đối với Hoàng Tranh, tốc độ này là quá chậm.

    Tại thời điểm này, Jingdong đã trở thành người dẫn đầu trong lĩnh vực thương mại điện tử. Hoàng Tranh đã gặp nhà sáng lập Lưu Cường Đông và cảm thấy rằng mình không thể làm được anh ta. Do đó, Hoàng Tranh quyết định từ bỏ và bán Oku cho một cựu đồng nghiệp của Google tại Trung Quốc.

    Hoàng Tranh thành lập một công ty mới là Leqi vào tháng 4/2009, chủ yếu tham gia vào hoạt động đại lý trên sàn thương mại điển tử. Đến tháng 8 cùng năm, công ty có 3 khách hàng lớn là Oku, BBG và OPPO. Chỉ trong vòng nửa năm sau đó, Leqi đã phát triển thành nhà phân phối lớn nhất trong hệ thống của Taobao lúc bấy giờ.

    3 năm sau khi thành lập, Leqi đã phát triển thành "đối tác vàng" của Taobao, với đội ngũ hơn 100 người, doanh thu hàng năm hơn 100 triệu NDT (15,6 triệu USD). Tuy nhiên, điều này vẫn không khiến Hoàng Tranh hài lòng.

    Viết nên huyền thoại rồi thoái ẩn

    Năm 2015, Hoàng Tranh bắt đầu dự án mới có tên Pinhaohuo (PHH), bằng cách hợp tác với Wechat để sử dụng các ứng dụng kết nối xã hội trên nền tảng trò chuyện này.

    Tháng 4 năm đó, PHH chính thức ra mắt, sử dụng phương thức lan truyền thông tin qua các nhóm trò truyền trên Wechat, nhằm quảng bá vào việc giảm giá khi mua trái cây theo nhóm.

    Tháng 6 cùng năm, PHH của Hoàng Tranh chạy sự kiện gom mua vải thiều và đơn đặt hàng của công ty tăng vọt lên 200.000 đơn.

    Tuy nhiên, do đơn hàng quá nhiều, nhân viên bị quá tải, dẫn đến đơn hàng vải thiều của khách bị bị tắc và không đượcvận chuyển được trong thời gian dài. Thông tin PHH là lừa đảo lan truyền khắp các cộng đồng khác nhau.

    Hoàng Tranh phải đích thân giám sát trận chiến, tập trung giải quyết vấn đề hoàn tiền và xử lý dứt điểm các đơn hàng tồn đọng. Tuy nhiên, vị doanh nhân trẻ nhận ra rằng PHH đã đi đúng hướng, việc mua hàng theo nhóm đã giúp số lượng đơn đặt hàng tăng vọt, chứng tỏ mô hình này rất được khách hàng đón nhận.

    Sau đó, Hoàng Trang tăng cường năng suất vận chuyển của công ty, PHH bắt đầu phát triển chóng mặt, chỉ vài tháng sau số lượng người dùng đã vượt mốc 10 triệu.

    1 năm sau, Hoàng Tranh thành lập Pinduoduo (PDD) và sát nhập với PHH.

    Nếu PHH là một công ty thương mại điện tử chỉ chuyên mảng mua bán trái cây theo nhóm, thì PDD là một nền tảng thương mại điện tử xã hội toàn diện, nó cho phép người dùng liên kết với nhau và như đang shopping cùng nhau trong 1 trung tâm thương mại với mức giá hấp dẫn.

    PDD luôn nhận được hơn 1 triệu đơn đặt hàng mỗi ngày và GMV hàng tháng luôn trên 1 tỷ.

    Sự phát triển nhanh chóng của PDD đã khiến lĩnh vực thương mại điện tử của Trung Quốc mọc thêm nhánh thứ 3, bên cạnh 2 ông lớn Alibaba và Jingdong.

    Ngày 26/7/2018, chưa đầy ba năm sau khi thành lập, PDD chính thức đổ bộ vào thị trường vốn ở Mỹ với giá phát hành 19 USD và giá trị thị trường là 24 tỷ USD.

    Sự phát triển thần tốc của PDD được đánh giá là "huyền thoại" và có tốc độ làm giàu nhanh nhất trong lịch sử phát triển Internet của Trung Quốc.

    Sau khi niêm yết, PDD luôn duy trì tốc độ phát triển nhanh chóng và giá trị thị trường của công ty nhiều lần đạt mức cao mới. Vào lúc cao điểm, giá trị của PDD còn vượt quá 200 tỷ USD.

    Ngày 17/3/2021, Hoàng Tranh mới 40 tuổi bất ngờ tuyên bố nghỉ hưu và trao lại quyền chủ tịch cho CEO của PDD là Trần Lỗi.

    Báo cáo tài chính của PDD trong quý 4 năm 2020 cho thấy, doanh thu công ty tăng 146% lên 26,547 tỷ NDT và doanh thu cả năm tăng 97% lên 59,919 tỷ NDT.

    Tính đến cuối năm 2020, số lượng người bán trên PDD đạt 788,4 triệu, tăng 35% so với cùng kỳ năm trước, qua đó bỏ xa Alibaba và Jingdong để trở thành nền tảng thương mại điện tử có lượng người dùng lớn nhất Trung Quốc.

    Nhiều người cho rằng, Hoàng Tranh đã thảo mãn được bản thân nên thoái ẩn sang Mỹ, tương tự như cách "sư phụ" Đoàn Vĩnh Bình của anh đã làm ở tuổi 41.

    Hoa Vũ (Theo QQ)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cuu-nhan-vien-google-tro-thanh-ty-thu-giau-thu-2-trung-quoc-viet-nen-huyen-thoai-roi-thoai-an-o-tuoi-40-a502200.html
    Sự kiện: Thế giới 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan