+Aa-
    Zalo

    Điều bí ẩn tồn tại cả triệu năm trong "thác máu" ở Nam Cực

    ĐS&PL Trong mẫu nước đỏ như máu vô cùng kinh dị của "Thác Máu", người ta phát hiện ra những vi khuẩn cổ tồn tại hàng triệu năm nay.

    Trong mẫu nước đỏ như máu vô cùng kinh dị của "Thác Máu", người ta phát hiện ra những vi khuẩn cổ tồn tại hàng triệu năm nay.

    Năm 1911, nhà địa chất người Australia, ông Griffith Taylor, đã phát hiện ra thác nước có màu đỏ như máu ở sông băng được đặt theo tên ông. Thác này đổ vào hồ băng West Bonney.

    “Thác máu” từng là địa danh bí ẩn, nằm trong thung lũng khô McMurdo ở Nam Cực.

    Điểm nổi bật của dòng thác này là chúng rất lạnh, siêu mặn và có màu đỏ như máu. Ban đầu, người ta cho rằng màu đỏ tạo nên do một loại tảo.

    Tuy nhiên, đến năm 2003 các nhà khoa học mới xác định được màu sắc nổi bật này là từ sắt ôxit và nước của thác chủ yếu là từ hồ nước mặn 5 triệu năm tuổi.

    Nhiệt độ nước trung bình -17 độ C, độ mặn cao gấp 2-3 lần so với nước biển thông thường nên không thể đóng băng.

    Thác máu lộ ra vào mùa hè khi nhiệt độ ấm hơn.

    Một nghiên cứu gần đây của đại học Alaska Fairbanks và cao đẳng Colorado (Mỹ) khẳng định sông băng không chỉ có hồ phía dưới, mà còn có hệ thống nước riêng đã tồn tại cả triệu năm. Tất cả đều chứa đầy nước muối cao giàu chất sắt, làm nước có màu đỏ đặc biệt.

    Vào mùa hè, khi nhiệt độ ở Nam Cực ấm lên khiến nước hồ trồi lên. Đó cũng là lý do khiến chúng ta thấy “Thác máu” kỳ lạ tuôn chảy.

    Điều kiện hình thành thác máu.

    Họ dùng phương pháp định vị bằng tiếng vang để theo dõi dòng nước chảy. Điều khiến nước không bị đóng băng là hệ thống thủy lực vĩnh viễn, trong đó năng lượng nhiệt sản sinh từ quá trình đông đá nước khiến băng xung quanh tan ra.

    Thác Máu được coi là “nơi thời gian ngừng lại”, bên trong mẫu nước có cả một hệ sinh thái gồm các loại vi khuẩn sinh sống tại đó từ thiên niên kỷ trước trong điều kiện khắc nghiệt với nhiệt độ cực thấp, ánh sáng mặt trời không thể xuyên qua lớp băng dày nhiều tầng của sông băng Taylor. Chỉ có chất sắt và lưu huỳnh là năng lượng cơ bản nuôi sống vi khuẩn cổ tồn tại hàng triệu năm nay.

    Minh Khôi(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/dieu-bi-an-ton-tai-ca-trieu-nam-trong-thac-mau-o-nam-cuc-a287209.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    vtc.vn
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan