Ba sự việc đáng hổ thẹn nhất trong cuộc đời của Lão Phật gia


Thứ 4, 16/10/2019 | 00:30


Lão Phật gia Từ Hi Thái hậu một đời quân chủ quyền lực nhưng từng trải qua ba sự việc rất đáng hổ thẹn, đến lúc chết cũng không cho phép ai được quyền nhắc lại.

Lão Phật gia Từ Hi Thái hậu một đời quân chủ quyền lực nhưng từng trải qua ba sự việc rất đáng hổ thẹn, đến lúc chết cũng không cho phép ai được quyền nhắc lại.

Lão Phật gia Từ Hi Thái hậu là một người cương quyết và độc đoán.

Từ Hi Thái hậu (1835-1908) thường được xưng là Lão Phật gia, là phi tần của Thanh Văn Tông Hàm Phong Đế. Sau khi Hàm Phong Đế băng hà, Lão Phật gia Từ Hi đã bắt đầu vén bức màn thính chính, thống trị vương triều đại Thanh suốt 47 năm.

Lão Phật gia Từ Hi Thái hậu là một người cương quyết và độc đoán. Đồng Trị rồi đến Quang Tự gần như chỉ là những con rối trong tay bà, Hoàng thân Quốc thích cùng văn võ đại thần cũng chỉ có thể cúi đầu dăm dắp phục tùng. Tuy nhiên, một người phụ nữ đứng trên đỉnh quyền lực như vậy cũng từng trải qua ba sự việc đáng hổ thẹn, đến lúc chết cũng không cho phép ai được quyền nhắc lại.

Từ Hi Thái hậu từng phải cắt bỏ bộ móng dài và cải trang người Hán để chạy trốn khỏi sự tấn công của các đế quốc.

Đầu tiên, vào ngày 14/8/1900, liên quân 8 cường quốc tấn công vào Bắc Kinh, Từ Hi Thái hậu hay tin hoảng loản tìm cách tháo chạy. Lão Phật gia vội vàng ra lệnh cho Lý Liên Anh đến khu hộ quân tìm vài bộ quần áo để thay cho Hoàng Đế.

Lý Liên Anh quả nhiên mang về một chiếc túi đó, bên trong có chưa quần áo, giày dép, phụ kiện và cả khen đen quấn đầu của người Hán (Triều đại nhà Thanh do người Mãn Châu thành lập). Từ Hi đành nhịn nhục hạ mình khoác lên người bộ đồ của tộc Hán để cải trang thành nạn dân, đồng thời bà còn phải nhắm mắt cắt bỏ bộ móng tay dài quý tộc của mình.

Sau đó Từ Hi Thái hậu dẫn theo Quang Tự Hoàng Đế chạy trốn sang Tây An cùng một số người khác. Trên đường trốn chạy, do thiếu thốn lương thực, Từ Hi chỉ có thể ăn những đồ ăn mà các người hầu xin được của người dân bên đường. Lão Phật gia, người thường ăn trăm món sơn hào hải vị, lại phải chấp nhận gặp khoai lang, nhai gạo nếp.

Cuộc sống của "đoàn Hoàng tộc" cứ tiếp diễn như vậy cho đến khi họ chạy đến huyện Hoài Lai mới được cải thiện. Từ Hi Thái hậu coi việc mặc đồ và ăn thức ăn của người Hán là một điều xấu hổ nhất trong cuộc đời, bất cứ nhắc lại chuyện này đều sẽ bị Lão Phật gia xử tội chém đầu.

Hoàng Cung nhà Thanh luôn phải được đảm bảo hương thơm và sạch sẽ.

Thứ hai, Từ Hi Thái hậu đặc biệt khó chịu với mùi hôi thối. Để giữ hương thơm trong cung điện, bà bắt cung nữ phải đặt nhiều bát trái cây ở khắp nơi để duy trì hương thơm trái cây tự nhiên. Một năm trong Hoàng Cung sử dụng đến 7500 kg táo cho việc này.

Đối với nhà vệ sinh, Từ Hi cũng rất đặc biệt chú trọng. Bồn cầu được chế tạo đặc biệt bằng gỗ đàn hương, còn nhà vệ sinh chứa đầy hoa quả khô và các loại hương liệu quý để xua tan hoàn toàn mùi hôi.

Tuy nhiên, trong thời gian chạy trốn khỏi sự tấn công cửa các đế quốc, Từ Hi Thái hậu không để bảo đảm được sự sạch sẽ đó. Vì vậy sau khi quay trở về Bắc Kinh, bà luôn bị ám ảnh bởi những con ruồi và mùi hôi thối khi sử dụng nhà vệ sinh trên đường. Đương nhiên sau đó không một ai được đề cập đến chuyện đó vì như vậy là mạo phạm đến hình ảnh tôn quý của Lão Phật gia.

Có rất nhiều lời đồn đại xung quanh cuộc sống cá nhân của Từ hi Thái hậu.

Sự việc cuối cùng liên quan lăng mộ của Từ Hi Thái hậu. Cổ nhân thường rất chú trọng đến lăng mộ của mình, Từ Hi cũng không phải ngoại lệ. Bà từng triệu tập các thợ lành nghề trong thiên hạ đến trùng tu lại chính Định Đông Lăng của mình.

Bà nhấn mạnh với các người thợ rằng điều bắt buộc phải làm là thay đổi hòn đá được đặt trước thềm chính điện, bởi vì trên hòn đá đó có khắc hình một con thạch sùng. Tên gọi cũ của thạch sùng vào thời xưa là "thủ cung" (bột thủ cung được dùng để kiểm nghiệm tiết hạnh của người phụ nữ xưa).

Năm Hàm Phong Đế bằng hà, Từ Hi mới 26 tuổi. Không ai biết rõ trong những năm tới xảy ra những chuyện gì, chỉ biết có vô số lời đồn đại lan khắp bầu trời. Từ Hi phải thay đổi viên đá, thực sự là biểu hiện của việc có tật giật mình. Đây chính là sự việc hổ thẹn thứ 3 của Lão Phật gia.

Hoa Vũ (Theo QQ)

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ba-su-viec-dang-ho-then-nhat-trong-cuoc-doi-cua-lao-phat-gia-a297002.html