Nguồn gốc và ý nghĩa Ngày của Mẹ


Thứ 7, 09/05/2020 | 23:41


Ngày của Mẹ được quy định tổ chức vào ngày chủ nhật thứ 2 của tháng 5 hàng năm. Vậy ngày của Mẹ có ý nghĩa như thế nào?

Ngày của Mẹ được quy định tổ chức vào ngày chủ nhật thứ 2 của tháng 5 hàng năm. Vậy ngày của Mẹ có ý nghĩa như thế nào?

Nguồn gốc ý nghĩa Ngày của Mẹ

Ngày của Mẹ được quy định tổ chức vào ngày chủ nhật thứ 2 của tháng 5 hàng năm, nhằm tôn vinh những người mẹ trên khắp thế giới, thể hiện tình yêu thương của những người con với người đã sinh ra mình.

Hoa cẩm chướng, loài hoa biểu trượng cho Ngày của Mẹ.

Trong ngày này, những giá trị cao đẹp của người mẹ được gợi nhớ và tôn vinh như: sự hi sinh dành cho con cái, sự chăm sóc ân cần, dạy bảo con cái, sự vị tha hay tình yêu bất diệt,…

Lịch sử về Ngày của Mẹ gắn liền với lịch sử hình thành nhà nước chuyên chế cổ đại và sự phát triển của con người. Ngày lễ này có nguồn gốc vào thời kỳ Hy Lạp và La Mã cổ đại. Lễ hội tri ân những người làm mẹ được tổ chức thường niên vào mùa xuân và người Hy Lạp thời đó thường cúng tế cho các nữ thần, đặc biệt là vị thần Rhea - Mẹ của nhiều vị thần trong thần thoại Hy Lạp.

Sau nhiều năm đấu tranh, vào năm 1911, Ngày Của Mẹ đã được đồng ý tổ chức ở hầu hết các tiểu bang ở Mỹ. Vào ngày 8/5/1914, tổng thống Mỹ đã ký quyết định ấn định ngày Chủ nhật thứ hai của tháng Năm hàng năm là Ngày của Mẹ.

Từ đó đến này, Ngày Của Mẹ đã được nhiều nước kỉ niệm trên thế giới vào ngày chủ nhật thứ 2 của tháng 5.

Một tài liệu khác cho rằng nguồn gốc Ngày Của Mẹ xuất hiện đầu tiên ở Anh Quốc vào khoảng năm 1600. Ngày này được tổ chức hàng năm, trước lễ Phục Sinh 40 ngày để tri ân người mẹ. Vào ngày của mẹ, các em nhỏ lúc ấy thường có phong tục tặng hoa hoặc bánh trái cây cho những người mẹ thân yêu của mình. Tuy nhiên, phong tục này dần rơi vào quên lãng ở thế kỷ thứ XIX.

Anna Jarvis, người tích cực đấu tranh cho Ngày của Mẹ.

Tại Mỹ, nhờ lòng kiên nhẫn đấu tranh và tấm lòng của một cô gái có tên Anna Jarvis tại bang Philadelphia - Mỹ, ngày của Mẹ đã đã trở thành một ngày lễ chính thức. Sau khi mẹ mất, Anna luôn day dứt bởi còn nhiều điều chưa làm được cho mẹ, và bởi thái độ thờ ơ của người dân Mỹ đối với người mẹ của mình. Cô đã quyết tâm đấu tranh để đề nghị Thượng nghị viện Mỹ tổ chức Ngày của Mẹ trên toàn quốc.

Ngày của Mẹ tại Việt Nam

Xuất phát từ nước Mỹ, Ngày của Mẹ đã du nhập vào Việt Nam trong những năm gần đây do sự lan rộng của internet và các phương tiện truyền thông và mạng xã hội và được mọi người hưởng ứng.

Trong cuộc sống bận rộn hiện nay, việc tổ chức Ngày của Mẹ rơi vào cuối tuần giúp các con thuận tiện về thăm gia đình để được trải qua một ngày đáng nhớ với mẹ mình.

Người mẹ là người đã hy sinh vô điều kiện không chỉ dành cho đứa con thân yêu mà còn thể hiện niềm yêu thương vô bờ đối với gia đình, điều ấy chỉ có những người đã làm mẹ rồi mới thấu được tình cảm thiên liêng này. 

Minh Khôi (T/h)

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nguon-goc-va-y-nghia-ngay-cua-me-a322751.html