+Aa-
    Zalo

    Ký kết chương trình hợp tác phòng, chống kháng kháng sinh tại Việt Nam 2021 - 2023

    ĐS&PL Lễ Ký kết Biên bản ghi nhớ Chương trình Hợp tác phòng, chống kháng kháng sinh tại Việt Nam 2021 – 2023 diễn ra vào sáng 26/11.

    Lễ Ký kết Biên bản ghi nhớ Chương trình Hợp tác phòng, chống kháng kháng sinh tại Việt Nam 2021 – 2023 diễn ra vào sáng 26/11.

    Lễ Ký kết Biên bản ghi nhớ Chương trình Hợp tác phòng, chống kháng kháng sinh tại Việt Nam 2021-2023

    Sự kiện nằm trong khuôn khổ các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Thế giới nhận thức về kháng sinh. Lễ Ký kết Biên bản ghi nhớ Chương trình Hợp tác phòng, chống kháng kháng sinh tại Việt Nam 2021-2023 giữa Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), Đại sứ quán Anh tại Việt Nam và Công ty GlaxoSmithKline Pte Ltd tại Việt Nam.

    Tham dự Lễ ký có ông Gareth Ward, Đại sứ quán Vương quốc Anh tại Việt Nam; PGS.TS.Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh; bà Phạm Thị Mỹ Liên, Trưởng Đại diện Công ty GlaxoSmithKline Pte Ltd tại Việt Nam; đại diện lãnh đạo và chuyên viên một số Vụ, Cục, Văn phòng Bộ Y tế; Đại sứ Quán Anh tại Việt Nam.

    Phát biểu tại buổi lễ, PGS.TS.Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh cho biết: kháng kháng sinh (AMR) là một trong những thách thức về y tế lớn nhất toàn cầu. Ước tính đến năm 2050, số người tử vong vì kháng kháng sinh có thể lên đến 10 triệu người.

    Tại Việt Nam thuốc kháng sinh chiếm hơn 50% dược phẩm được sử dụng, với tỷ lệ kháng kháng sinh thuộc hàng cao nhất châu Á, gây ra hàng ngàn ca tử vong mỗi năm.

    Đáng chú ý là tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp trong cộng đồng tại các nước Châu Á-Thái Bình Dương ngày càng tăng cao. Đây là nguyên nhân không chỉ gây ra bệnh tật và tử vong, mà còn kéo theo những gánh nặng về điều trị và tổn thất kinh tế.

    Bộ Y tế đang triển khai Kế hoạch hành động quốc gia về kháng kháng sinh giai đoạn 2013-2020 và xây dựng chiến lược cho 5 năm tiếp theo đây là một trong những trọng tâm quan trọng của ngành Y tế Việt Nam.

    PGS.TS.Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh phát biểu tại Lễ Ký. 

    Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh cho biết thêm, kháng kháng sinh gây ra bởi tình trạng sử dụng thuốc chưa hợp lý, như sử dụng kháng sinh cho các nguyên nhân gây ra do virus như cảm lạnh, cúm, hoặc dùng thuốc kháng sinh theo đơn thuốc được kê cho người khác, tự mua thuốc kháng sinh để sử dụng, hoặc sử dụng thuốc kém chất lượng, hoặc kê đơn chưa hợp lý…

    Bên cạnh đó, công tác phòng, chống nhiễm khuẩn chưa hiệu quả cũng có thể dẫn đến sự phát triển và lan rộng của tình trạng kháng thuốc.

    Thủy Tiên 

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ky-ket-chuong-trinh-hop-tac-phong-chong-khang-khang-sinh-tai-viet-nam-2021---2023-a347524.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    vtc.vn
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan