+Aa-
    Zalo

    Ăn sắn cao sản, bé 3 tuổi tử vong, bé 2 tuổi nhập viện điều trị

    ĐS&PL Trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm do ăn phải sắn cao sản có chứa độc tố tự nhiên. Hậu quả là một trẻ 3 tuổi tử vong, một bé 2 tuổi phải nhập viện.

    Mới đây tại thôn Tổng Kim, xã Vĩnh Yên, huyện Bảo Yên, Lào Cai đã xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm do ăn phải sắn cao sản có chứa độc tố tự nhiên. Hậu quả là một trẻ 3 tuổi tử vong, một bé 2 tuổi phải nhập viện điều trị.

    Hình ảnh loại sắn cao sản gây chết người ở Lào Cai. (Ảnh sở Y tế Lào Cai)

    Thông tin với báo chí, chi Cục vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Lào Cai cho biết, kết quả xét nghiệm của của viện Kiểm nghiệm Quốc gia cho thấy, hàm lượng cyanide có trong mẫu sắn cao sản trong vụ ngộ độc trên là 22mg/100g.

    Cyanhidric là loại độc tố làm cho các mô và các cơ quan trong cơ thể không sử dụng được ôxy gây suy hô hấp, hôn mê, trụy tim mạch gấp mấy chục lần sắn thường. Độc tố này có nhiều trong vỏ, ruột, lá sắn. Khi vào cơ thể, nó làm tế bào không hấp thụ được ôxy, gây ngạt tế bào khiến bệnh nhân khó thở. Bệnh nhân có thể tử vong nếu không được can thiệp kịp thời.

    Biểu hiện ngộ độc sắn thường xuất hiện vài giờ sau ăn loại lương thực này. Bệnh nhân có các triệu chứng rối loạn tiêu hóa (đầy bụng, sôi bụng, buồn nôn, nôn và tiêu chảy) và rối loạn thần kinh (váng đầu, nóng bừng mặt, ù tai, chóng mặt, ngứa ngáy, chân tay nặng, run, co giật…), có trường hợp sốt, ho…

    Hiện nay đang vào vụ thu hoạch sắn cao sản chính vụ với số lượng rất nhiều và để phòng chống ngộ độc củ sắn cao sản, chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Lào Cai khuyến cáo người dân không nên sử dụng sắn cao sản để chế biến thành thực phẩm.

    Đối với các loại sắn thông thường khác, cần chế biến ngay khi dỡ sắn về, nếu chế biến không kịp thì phải vùi xuống đất. Trước khi chế biến cần lột hết vỏ sắn rồi ngâm vào nước (nước vo gạo càng tốt), khi luộc mở nắp nhiều lần để chất độc bay hơi bớt.

    Nếu thấy củ sắn có vị đắng không nên ăn, tốt nhất là ăn sắn luộc với các loại đường để trung hòa bớt chất độc, không nên ăn sắn luộc vào buổi tối vì nếu ngộ độc nạn nhân đang ngủ khó phát hiện.

    Bên cạnh đó, chú ý không nên trồng sắn gần cây xoan dễ bị độc cao… Khi bị say sắn (ngộ độc sắn), trước hết người nhà cần gây nôn cho bệnh nhân, sau đó cho uống nước đường, nước mía giải độc và chuyển ngay đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời điều trị.

    Việt Hương (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/an-san-cao-san-be-3-tuoi-tu-vong-be-2-tuoi-nhap-vien-dieu-tri-a352656.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    vtc.vn
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan