+Aa-
    Zalo

    Bình Định liên tiếp phát hiện 2 ca nhiễm vi khuẩn "ăn thịt người"

    ĐS&PL Nhờ được phát hiện kịp thời và có phác đồ điều trị thích hợp nên sức khỏe 2 bệnh nhân mắc whitmore ở Bình Định đã dần hồi phục và ổn định.

    Nhờ được phát hiện kịp thời và có phác đồ điều trị thích hợp nên sức khỏe 2 bệnh nhân mắc whitmore ở Bình Định đã dần hồi phục và ổn định.

    Vi khuẩn whitmore gây áp xe tai trái của bệnh nhi N. - Ảnh: Zing.vn

    Thời đại đưa tin, ngày 3/10, bé P.B.B.N. (5 tuổi, ngụ xã Bình Tường, huyện Tây Sơn) nhập viện với triệu chứng ban đầu là sưng dưới góc hàm trái, nóng, đỏ, đau rát. Sau khi thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán bé bị áp-xe tuyến mang tai trái do nhiễm vi khuẩn gây bệnh whitmore.

    Bệnh nhi được chỉ định điều trị nội trú tại bệnh viện Phong - Da liễu Trung ương Quy Hòa (Bình Định). Đến chiều 13/10, bé N. dần hồi phục và ổn định.

    Trước đó, theo Zing.vn, đầu tháng 10, bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định cũng tiếp nhận điều trị cho một nữ bệnh nhân nhiễm vi khuẩn Whitmore. Nữ bệnh nhân N.T.N. (29 tuổi, ngụ Phú Yên) có tiền sử đái tháo đường type 1, được phát hiện và điều trị cách đây một năm. Bệnh nhân gặp phải các triệu chứng sưng đau, nóng, đỏ vùng cổ trái, kèm theo sốt, ớn lạnh, mệt mỏi về chiều.

    Chị N. có đi khám và điều trị ngoại trú với chẩn đoán viêm hạch cổ nhưng điều trị không bớt. Sau nhiều ngày, bệnh nhân hết sốt, vết thương sạch, đường huyết ổn định.

    Whitmore là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây nên. Vi khuẩn này có trong đất, bùn. Đường lây nhiễm chủ yếu do vùng da tổn thương tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn hoặc hít phải các hạt bụi đất chứa vi khuẩn này.

    Whitmore không phải bệnh mới và hiếm gặp mà bị "bỏ quên" trong cộng đồng. Bệnh này được phát hiện đầu tiên trên thế giới vào năm 1911, xuất hiện tại Việt Nam từ 1936.

    Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh whitmore. Khi đã khởi phát, diễn biến của bệnh rất nhanh, có thể cướp đi mạng sống bệnh nhân chỉ sau 48 giờ nhập viện.

    Các triệu chứng lâm sàng của bệnh cũng rất mơ hồ, chẩn đoán rất khó nên dễ bị chẩn đoán nhầm sang các bệnh viêm phổi, nhiễm khuẩn da mô mềm, nhiễm khuẩn xương khớp, nhiễm khuẩn huyết do tụ cầu, liên cầu...

    Quỳnh Chi(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/binh-dinh-lien-tiep-phat-hien-2-ca-nhiem-vi-khuan-an-thit-nguoi-a296815.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    vtc.vn
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan