+Aa-
    Zalo

    Cách chữa tiểu buốt ở nữ giới an toàn và hiệu quả

    ĐS&PL Cách chữa tiểu buốt ở nữ giới như thế nào an toàn và hiệu quả là một trong những câu hỏi đang được rất nhiều người quan tâm trên mạng xã hội.

    Cách chữa tiểu buốt ở nữ giới  như thế nào an toàn và hiệu quả là một trong những câu hỏi đang được rất nhiều người quan tâm trên mạng xã hội.

    Đây là hiện tượng khá phổ biến, thậm chí tỷ lệ chị em mắc phải đang ngày càng tăng nhanh hơn nam giới. Các chuyên gia phòng khám đa khoa 52 Nguyễn Trãi nhận định, rất có thể đây là triệu chứng bệnh lý nguy hiểm, liên quan trực tiếp tới chức năng sinh sản và đời sống sinh hoạt hàng ngày của chị em, nên việc tìm hiểu thông tin bệnh lý cũng như cách điều trị là rất cần thiết.

    Nguyên nhân gây tiểu buốt ở nữ giới

    Rất nhiều chị em than phiền rằng họ thường xuyên gặp phải tình trạng nhói buốt, thậm chí là như có vết thương trong vùng kín gây xót khi đi tiểu, nên rất sợ tiểu tiện mỗi ngày. Đáng sợ hơn là khi nó kèm theo hiện tượng lạ như tiểu ra máu, đau bụng dưới khí hư bất thường. Chị em cần lưu ý tới những bệnh lý thường gặp như:

    • Viêm niệu đạo: Niệu đạo chính là con đường để dẫn truyền nước tiểu ở cả nam và nữ chính vì thế khi niệu đạo bị viêm nhiễm và tổn thương thì chị em có thể cảm thấy buốt khi đi tiểu, thậm chí là tiểu rắt, tiểu nhiều lần trong ngày kèm theo những cơn đau bụng dưới.

    • Viêm đường bàng quang: Bởi trong nước tiểu có chứa vi khuẩn và các loại vi khuẩn này có thể gây hại bất cứ lúc nào. Nếu như chị em phụ nữ nhịn tiểu quá lâu thì vi khuẩn gây viêm nhiễm bàng quang cũng có thể gây nên hiện tượng tiểu buốt, tiểu rắt hay tiểu ra máu.

    • Viêm âm đạo do vi khuẩn: Ở nữ giới đường niệu đạo ngắn và gần với âm đạo, hai bộ phận này có liên quan mật thiết với nhau thế nên khi mà âm đạo bị viêm nhiễm thì nước tiểu thoát ra ngoài cũng sẽ gây buốt. Bên cạnh đó là các triệu chứng điển hình của viêm âm đạo như: ra nhiều khí hư, rối loạn kinh nguyệt, đau bụng dưới,…

    • Viêm nội mạc tử cung: Các chuyên gia cho biết trường hợp này người bệnh không chỉ gặp phải một mình triệu chứng tiểu buốt mà tiểu buốt ra máu ở phụ nữ do tử cung bị sung huyết và phù nề.

    • Bệnh xã hội: Tiểu buốt ở nữ giới cũng không thể loại trừ nguyên nhân của bệnh lậu, một trong những căn bệnh xã hội lây truyền qua đường tình dục không an toàn. Khi mắc bệnh, chị em sẽ thấy dịch mủ chảy ra bất thường ở cơ quan sinh dục kèm theo những thay đổi trong cơ thể như luôn ở trạng thái mệt mỏi, buồn nôn, sốt,..

    Con đường gây bệnh tiểu buốt ở nữ giới

    Phụ nữ thường dễ mắc các bệnh về viêm nhiễm đường tiết niệu hơn, nguyên nhân là do cấu tạo cơ quan sinh dục của nữ khá phức tạp, niệu đạo ngắn nên dễ dàng cho vi khuẩn ngược dòng vào bàng quang và gây bệnh. Ngoài ra niệu đạo nằm gần hậu môn nên vi khuẩn từ hậu môn xâm nhập vào bên trong đường tiết niệu thuận lợi hơn. Hoạt động tình dục thúc đẩy vi trùng ngược dòng lên bàng quang.

    Bên cạnh đó, các chuyên gia cho biết, một số loại thuốc như thuốc tránh thai có tác dụng phụ làm trở ngại bài tiết, nước tiểu đọng lại trong bàng quang nên tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và gây bệnh viêm nhiễm.

    Thậm chí, nhiều người bất ngờ khi việc vệ sinh quá kỹ hoặc quá sơ sài cũng tạo nguy cơ cho vi khuẩn sản sinh và phát triển, đặc biệt là chu kỳ kinh nguyệt. Ít thay băng vệ sinh cũng làm vi khuẩn phát triển, dùng các sản phẩm vệ sinh, vòi hoa sen xịt trực tiếp vào âm đạo cũng làm mất cân bằng vi khuẩn và tiêu diệt những vi khuẩn có ích.

    Cũng cần lưu ý rằng, mặc đồ lót quá chật làm việc thoát mồ hôi khó khăn, vùng kín ẩm ướt tạo điều kiện cho vi khuẩn cư trú và gây bệnh.

    Cách chữa tiểu buốt ở nữ giới

    Cách chữa tiểu buốt ở nữ giới ra sao và đâu là phương pháp điều trị an toàn nhất. Các chuyên gia khuyên rằng, người bệnh ngay khi có những dấu hiệu bất thường cần đến trực tiếp cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám chỉ định thực hiện xét nghiệm nước tiểu và tiến hành một số kiểm tra, xét nghiệm cần thiết khác sẽ có câu trả lời chính xác nhất.

    Lưu ý, bệnh nhân tuyệt đối không sử dụng thuốc khi chưa thăm khám, chưa biết đang mắc bệnh gì. Thông thường việc điều trị chủ yếu bằng phương pháp nội khoa, tức là dùng thuốc chuyên khoa đặc hiệu cho các trường hợp viêm nhiễm thông thường, có tác dụng kháng viêm, giảm sưng tấy phù nề, làm lành các tổn thương và giảm đau trong trường hợp cần thiết.

    Các bác sĩ có thể kê đơn thêm thuốc đông y kết hợp với thuốc tây y với tác dụng sâu bên trong, thanh lọc cơ thể, giảm thiểu mọi tác dụng phụ của thuốc tây y và ngăn ngừa tái phát. Theo đó, người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ.

    Bên cạnh đó chị em cần lưu ý kiêng cũ và xây dựng chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học khi áp dụng cách chữa tiểu buốt ở nữ giới theo đúng chỉ dẫn từ bác sĩ chuyên khoa đem lại hiệu quả cao trong điều trị.

    Phòng tránh tiểu buốt như thế nào?

    Phòng tránh luôn là biện pháp hàng đầu đối với chị em phụ nữ để tránh chứng tiểu buốt, dưới đây là một số biện pháp đơn giản như sau:

    • Uống đầy đủ nước mỗi ngày, uống 1,5 – 2 lít nước để cơ thể có thể bài trừ được các chất độc và vi khuẩn ở trong cơ thể ra ngoài.

    • Tránh uống rượu bia, hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích

    • Không nên nhịn tiểu, cố gắng đi tiểu khi có nhu cầu để tránh hiện tượng ứ đọng nước tiểu ở trong bàng quang.

    • Trước và sau khi quan hệ nên đi tiểu để đẩy vi khuẩn ra khỏi cơ thể

    • Vệ sinh sạch sẽ cơ thể, đặc biệt là bộ phận sinh dục.

    Hy vọng những thông tin được cung cấp ở bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng cách chữa tiểu buốt ở nữ giới? cũng như biện pháp khắc phục kịp thời. Để được đặt lịch thăm khám miễn phí, vui lòng chat trực tuyến tại đây hoặc liên hệ theo Hotline: 03.59.56.52.52 để được bác sĩ giải đáp cụ thể hơn.

    Trang

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cach-chua-tieu-buot-o-nu-gioi-an-toan-va-hieu-qua-a276066.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Đi tiểu trên 3 lần/đêm có nguy hiểm không?

    Đi tiểu trên 3 lần/đêm có nguy hiểm không?

    Tôi là Đinh Mạnh Văn, 58 tuổi, Hồ Chí Minh. Khoảng 1 năm gần đây tôi hay bị đi tiểu đêm, có hôm đi 2 lần/đêm, có những hôm đi tận 3-4 lần/đêm mặc dù tôi đã nhịn uống nước