Cô gái 26 tuổi bị đột quỵ, liệt nửa người vì món ăn nhiều chất béo nhưng lại phổ biến nhất hiện nay


Thứ 2, 18/01/2021 | 12:45


Cùng sự kiện

Sau 2 tiếng phẫu thuật cấp cứu, cô gái mới chỉ 26 tuổi tuy giữ được tính mạng nhưng đã bị liệt nửa người.

Sau 2 tiếng phẫu thuật cấp cứu, cô gái mới chỉ 26 tuổi tuy giữ được tính mạng nhưng đã bị liệt nửa người.

Dù giữ được tính mạng nhưng cô gái 26 tuổi vẫn bị liệt nửa người vì đột quỵ. Ảnh minh họa

Xe cấp cứu chạy vào bệnh viện với tiếng còi inh ỏi, mở cửa xe, một người phụ nữ la hét: Bác sĩ ơi cứu con tôi với!

Tiếng hét đó là từ mẹ của nữ bệnh nhân tên Tiểu Dao, 26 tuổi, là sinh viên một trường đại học ở Trung Quốc.

Tiểu Dao nhập viện cấp cứu trong tình trạng hôn mê, méo mồm và kèm theo những cơn nôn dữ dội trong vô thức. Bác sĩ có kinh nghiệm ngay lập tức yêu cầu chụp CT não cho bệnh nhân, kết quả cho thấy đây chính xác là một cơn đột quỵ.

Vì vậy, bác sĩ đã ngay lập tức có cuộc trao đổi khẩn cấp và tiến hành mổ cấp cứu cho bệnh nhân. Tuy nhiên, sau ca phẫu thuật kéo dài 2 giờ đồng hồ, bệnh nhân dù giữ được tính mạng nhưng vẫn liệt nửa người vì xuất huyết não quá nhiều.

Gia đình Tiểu Dao vô cùng sốc và vẫn không thể tin vào những gì bác sĩ nói, họ lắc mạnh chiếc giường gọi con gái mình tỉnh lại nhưng sự thật cay đắng không thể thay đổi.

Một lúc sau, khi người nhà ổn định một chút, bác sĩ mới hỏi "Tiểu Dao đã làm gì trước khi sự việc xảy ra?".

Trầm ngâm lúc lâu, mẹ Tiểu Dao mới có thể trả lời bác sĩ. Hóa ra tối đó, Tiểu Dao về nhà nghỉ lễ và nói muốn ăn lẩu nên cả gia đình rủ nhau đi ăn. Tuy nhiên, đang ăn được nửa bữa thì cô ấy đột nhiên ngất xỉu, dù gọi thế nào cũng không tỉnh lại. Vừa kể, mẹ của Tiểu Dao lại bắt đầu rơi nước mắt.

"Lẩu? Chẳng lẽ cô ấy bình thường rất thích ăn lẩu sao?", bác sĩ hỏi lại.

"Đúng vậy", mẹ Tiểu Dao gật đầu lia lịa, đáp.

Bà cho biết Tiểu Dao từ nhỏ đã thích món lẩu, cứ dăm ba hôm cô lại phải ăn một bữa, cho đến khi vào đại học, sở thích này vẫn không thay đổi.

Tiểu Dao thường xuyên đến quán lẩu ở cổng trường, có khi đi ăn cùng bạn bè, có lúc ăn một mình, hơn nửa sinh hoạt phí mỗi tháng đều dùng để ăn lẩu.

Cũng vì Tiểu Dao thường xuyên ăn lẩu nên cân nặng của cô ấy đã tăng lên không ít, dù người khác có khuyên thế nào cũng không được.

Đến đây, bác sĩ đã hiểu tại sao Tiểu Dao bị đột quỵ. Bác sĩ cầm trên tay kết quả chụp CT não và phân tích nguyên nhân chính khiến Tiểu Dao đột quỵ là do hẹp mạch máu não. Một trong những nguyên nhân khiến Tiểu Dao bị hẹp mạch máu não là do cô ăn quá nhiều chất béo.

Đầu tiên, những người hấp thụ nhiều chất béo rất dễ bị xơ vữa động mạch não, các mạch máu não cũng dễ bị vỡ dưới tác động của huyết áp cao, dẫn đến xuất huyết não rất nguy hiểm.

Thứ hai, yếu tố ức chế hoạt hóa tiêu sợi huyết mô trong máu của người béo phì cũng cao hơn người bình thường. Yếu tố này gây khó khăn cho việc làm tan huyết khối. Một khi huyết khối hình thành sẽ rất dễ bị huyết khối não, tức nhồi máu não.

Chất béo là thành phần chủ đạo trong món lẩu. Sau nhiều lần trần, nhúng thêm thịt và các nguyên liệu khác thì lượng chất béo trong nước lẩu lại càng gia tăng.

Do đó, ăn lẩu đồng nghĩa với việc hập thụ một lương chất béo lớn vào cơ thể, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về mỡ máu, tim mạch và mạch máu não.

Sau khi mẹ Tiểu Dao nghe bác sĩ phân tích, bà khóc to hơn, hối hận vì đã không quyết liệt khuyên can con gái để rồi xảy ra cơ sự như vậy.

Lẩu chứa nhiều chất béo làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, mỡ máu và mạch máu não. Ảnh minh họa

7 triệu chứng phổ biến trên cơ thể cần đi khám ngay để trách nguy cơ đột quỵ:

-Người bệnh có hiện tượng tê hoặc yếu cơ, đặc biệt là thường xảy ra ở một bên cơ thể.

-Người bệnh có dấu hiệu thay đổi thị lực ở một hoặc cả hai mắt.

-Xuất hiện cảm giác khó nuốt.

-Người bệnh bị nhức đầu nghiêm trọng không rõ nguyên nhân.

-Cảm thấy chóng mặt, đi lại khó khăn, khó cử động.

-Xuất hiện hiện tượng nói ngọng, khó nói, lưỡi bị tê cứng.

-Bị rối loạn trí nhớ.

Gần đây các chuyên gia y tế, y bác sỹ nhận biết sớm nguy cơ đột quỵ bằng quy tắc “FAST”:

Face: Nhận biết dấu hiệu đột quỵ qua gương mặt người bệnh. Dựa vào tình trạng mặt bị mất cân đối hoặc một bên miệng bị méo, bệnh nhân có thể sẽ được yêu cầu “cười” để được quan sát rõ hơn.

Arm: Bệnh nhân sẽ được yêu cầu giơ cả hai tay lên, sau khi kiểm tra bên nào yếu hơn hoặc rơi xuống trước thì bên đó được kết luận bị liệt.

Speech: Nhận biết sự bất thường trong ngôn ngữ. Bệnh nhân sẽ được yêu cầu nói lặp lại một câu đơn giản nào đó. Nếu giọng nói không được tròn, rõ, không lưu loát hoặc không thể nói được thì đây chính là dấu hiệu bất thường của đột quỵ.

Time: Bệnh nhân có nguy cơ bị đột quỵ rất cao nếu xảy ra cả 3 dấu hiệu kể trên. Người xung quanh cần khẩn trương đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế để kịp thời điều trị.

Làm sao giảm thiểu nguy cơ bị đột quỵ

Chế độ ăn uống lành mạnh

Các loại thực phẩm như cookies, bánh ngọt, bánh gato, bánh nướng hay đồ ăn nhanh, chiên rán nhiều dầu đều chứa chất béo trans, một loại axit béo xấu và còn được gọi là "quả bom trên bàn ăn".

Sau khi axit béo xấu đi vào vào cơ thể sẽ khó được tiêu hóa mà sẽ gây tổn thương lớn cho mạch máu, làm tăng mức độ xơ vữa mạch máu, tăng lượng cholesterol xấu đồng thời giảm lượng cholesterol tốt. , Điều này thúc đẩy sự kết tủa của nhiều mảng bám trên thành mạch máu, do đó làm tăng tắc nghẽn mạch máu và gây ra đột quỵ.

Ngoài ra, là những loại thực phẩm như dưa chua, thịt xông khói, xúc xích chứa hàm lượng muối tương đối cao, nếu ăn quá nhiều sẽ làm tăng huyết áp và gây tăng huyết áp.

Nếu không kiểm soát tốt huyết áp sẽ làm tăng áp lực lên thành mạch và làm cho thành mạch dễ vỡ hơn, dễ gây vỡ mạch máu, như xuất huyết não.

Uống nhiều nước

Uống nhiều nước không những có thể bổ sung chất lỏng cho cơ thể mà còn có thể làm loãng máu, ngăn máu đặc và giảm hình thành cục máu đông. Nước ấm là sự lựa chọn tốt nhất.

Trong cuộc sống hàng ngày, hãy hình thành thói quen chủ động uống nước và uống từ từ. Lượng nước uống hàng ngày được khuyến nghị là từ 1.500-2.000ml.

Thực dậy nhẹ nhàng

Sau một giấc ngủ dài, máu trong cơ thể lưu thông chậm, nếu thức giấc đột ngột, nhịp tim và huyết áp sẽ tăng cao. Điều này khiến lượng máu cung cấp cho tim và não không đủ, gây hoa mắt, chóng mặt và các triệu chứng khác.

Do đó, buổi sáng được xem là "giờ cao điểm" của huyết áp, trường hợp nặng có thể gây ngất xỉu, xuất huyết não, nhồi máu cơ tim hay tụ máu não.

Vận động điều độ

Vận động điều độ có hiệu quả ngăn ngừa sự xuất hiện của các bệnh tim mạch và mạch máu não.

Tuy nhiên, tập thể dục quá sức có thể gây ra tình trạng thiếu nước trầm trọng, tăng huyết áp và thiếu hụt oxy trong cơ thể. Điều này dễ dẫn đến tình trạng ngất xỉu, hôn mê, nhồi máu cơ tim, đột quỵ và các nguy hiểm khác.

Cũng cần chú ý đến việc lựa chọn bài tập, cường độ không nên quá cao và nên chọn một số bài tập nhẹ nhàng.

Hoa Vũ (Theo Sohu)

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/co-gai-26-tuoi-bi-dot-quy-liet-nua-nguoi-vi-mon-an-nhieu-chat-beo-nhung-lai-pho-bien-nhat-hien-nay-a353056.html