+Aa-
    Zalo

    Khánh Hoà: Dịch sán chó mèo bùng phát, người dân kéo nhau đi viện

    ĐS&PL Dịch sán chó mèo đang bùng phát trên diện rộng tại tỉnh Khánh Hòa, mỗi tháng có từ 150 - 200 ca mắc bệnh phải nhập viện điều trị.

    Dịch sán chó mèo đang bùng phát trên diện rộng tại tỉnh Khánh Hòa, mỗi tháng có từ 150 - 200 ca mắc bệnh phải nhập viện điều trị.

    Vài tháng trở lại đây, số ca mắc bệnh sán chó tại Khánh Hòa tăng đột biến. Chỉ riêng tại bệnh viện Bệnh Nhiệt đới tỉnh Khánh Hòa, mỗi tháng có từ 150 - 200 ca mắc bệnh sán chó.

    Vuốt chó mèo nuôi có thể làm lây truyền giun sán nguy hiểm. Ảnh: VTV news

    Một nữ bệnh nhân 34 tuổi có biểu hiện nhìn mờ 2 mắt được chẩn đoán ban đầu là viêm màng bồ đào, điều trị thuốc kháng vi rút nhưng thị lực cải thiện chậm, sau đó thị lực giảm đột ngột còn 2/10, đau và đỏ mắt. Xét nghiệm ELISA Toxocara dương tính, các xét nghiệm khác cũng được tiến hành để loại trừ các nguyên nhân khác.

    Trước đó, bệnh viện này cũng từng tiếp nhận ca bị biến chứng nhiễm giun chó mèo di trú lên não gây viêm não. Đa số bệnh nhân đều có thói quen ăn uống các loại rau sống ở quanh vùng và có người nhà nuôi cả chó mèo. Với tình trạng bệnh nhân mắc nhiều như hiện nay, các bác sĩ cho rằng nếu không có biện pháp phòng ngừa bệnh sẽ rất nguy hiểm.

    Sán chó được ghi nhận có mặt ở trên 80% đàn chó vùng nhiệt đới và bệnh sán chó có thể xuất hiện ở mọi nơi, từ thành phố đến nông thôn.

    Với một số trường hợp nuôi chó mèo và không quản lý được phân chó, phân mèo trứng giun đũa chó mèo bám vào rau sống nếu con người ăn phải rau sống có dính trứng giun đũa chó mèo sẽ nhiễm bệnh.

    Giun chó mèo tấn công lên mắt có thể gây mù. Ảnh minh họa

    Một số trường hợp trẻ không ăn rau sống vẫn mắc giun chó mèo, theo giáo sư Đề trứng giun có trong phân chó, mèo và bị dính trên lông. Nếu con người vuốt ve, trứng giun theo lông chó bám vào tay qua đường ăn uống xuyên qua thành ruột, vào máu và đi khắp cơ thể.

    Sau khi ăn phải rau sống có chứa ấu trùng Toxocara spp. Ấu trùng này sẽ đi vào cơ thể, xuyên thành niêm mạc ruột đến các cơ quan gan, phổi, não, tim, cơ xương, mắt thông qua cơ chế cơ học và sự tham gia của các enzyme protease. Các ấu trùng di chuyển sẽ bị ngăn chặn hoặc ảnh hưởng bởi đáp ứng miễn dịch dẫn đến phản ứng viêm tại chỗ, tăng bạch cầu ái toan. Nhiều trường hợp có các biểu hiện khác nhau như người bệnh ngứa, nổi mẩn, đau đầu, đau bụng, khó tiêu, đau nhức mỏi, tê bì, sốt, thở khò khè.

    Ngoài ra, người bệnh có thể kèm một hoặc các triệu chứng sau: Gan to, viêm phổi, đau bụng mạn tính, rối loạn thần kinh khu trú, tổn thương ở mắt, rối loạn thị lực, viêm mắt, tổn thương võng mạc.

    Với phác đồ điều trị hiện nay, bệnh sán chó có thể chữa khỏi. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là vẫn có trường hợp tái nhiễm trong điều kiện vệ sinh còn hạn chế. Bởi vậy, theo các bác sĩ, để dự phòng lây nhiễm sán chó, điều mấu chốt vẫn là phải giữ vệ sinh, tránh tiếp xúc với chó mèo, rửa tay sạch trước khi ăn.

    Minh Khôi(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/khanh-hoa-dich-san-cho-meo-bung-phat-nguoi-dan-keo-nhau-di-vien-a301614.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    vtc.vn
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan