Lý do khiến không khí trong nhà bạn bị ô nhiễm hơn ở ngoài trời


Thứ 3, 14/05/2019 | 00:41


Cùng sự kiện

Nhiều người lo ngại ô nhiễm không khí tại các đô thị nên hạn chế ra đường, nhưng sự thật đôi khi lại không phải như vậy.

Nhiều người lo ngại ô nhiễm không khí tại các đô thị nên hạn chế ra đường, nhưng sự thật đôi khi lại không phải như vậy.

Ô nhiễm không khíluôn là một trong những mối nguy hại ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người. Nhiều nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Mỹ cho thấy, ô nhiễm không khí trong nhà còn cao gấp 8 lần ngoài trời.

Trung bình một ngôi nhà 3 phòng sẽ "thu" được 9kg bụi mỗi năm. Theo đó, những hạt bụi li ti này sẽ được tích tụ trong vải bọc ghế, màn, gối, khăn và các đồ nội thất trong nhà… Ngoài ra, bụi còn tích tụ ở lông vật nuôi, côn trùng, thức ăn, phấn hoa, bào tử, nấm mốc…

Dưới đây là một số thói quen sinh hoạt cần sửa đổi để cải thiện tình trạng ô nhiễm không khí cho ngôi nhà của bạn.

1. Thói quen thắp hương

Đốt nhang là một thói quen nằm trong văn hóa của mỗi gia đình Việt. Đốt nhang, thắp nến, thắp đèn cầy… đều cần đốt cháy nhiên liệu. Trong quá trình đốt sẽ sản sinh vô số chất độc và nhiều chất hóa học, trong đó có cả chất độc gây ung thư… khiến không khí trong nhà dễ bị ô nhiễm nghiêm trọng. Đặc biệt, mắt và đường hô hấp là những cơ quan dễ bị kích ứng nhất với các hoạt động này.

Giống như khói thuốc lá, khói than, khói hương có chứa các hoạt chất độc hại như benzen, toluene, xylenes…. Trong hương, thành phần tạo mùi thơm là những hợp chất benzen. Khi đốt cháy, chất độc sẽ kích thích tác động liên kết bề mặt của đường hô hấp dẫn đến viêm hô hấp mãn tính, phá hủy các tổ chức cơ thể dẫn đến biến đổi tế bào, biến đổi gen gây ra các hiện tượng dị sản, loạn sản.

Cách tốt nhất là tránh tuyệt đối việc đốt hương trong nhà. Nếu không thể tránh việc này, khi thắp hương, tuyệt đối không được đóng cửa, phải luôn mở cửa thoáng để khói hương không bị tụ lại một chỗ.

2. Thói quen xịt phòng, đốt nến thơm

Bạn có thể không ngờ rằng, việc sử dụng các loại nước xịt phòng với mục đích giúp căn phòng thơm hơn lại có thể trở thành nguyên nhân gây ô nhiễm không khí. Những vòng benzen tạo ra mùi thơm nhân tạo nhưng cũng có nguy cơ gây khó thở, viêm đường hô hấp, kích thích cơn hen, thậm chí có thể gây rối loạn hóc-môn, đột biến ở tế bào. Không chỉ gây hại cho “thân chủ” (tức người trực tiếp sử dụng những hương thơm nhân tạo này), mà những hóa chất tạo hương thơm nhân tạo thường có khả năng khuếch tán mạnh, lan tỏa vào một vùng không gian rộng, gây ô nhiễm không khí

Tương tự như nước xịt phòng, nến thơm được đốt trong phòng nếu bạn chọn nến với thành phần từ hóa học, khi đốt lên sẽ ngưng tụ những chất hóa học làm không khí ô nhiễm và chứa nhiều chất độc hại.

Để bấc nến đàn hồi hơn và cháy lâu, người ta dùng kim loại như chì và kẽm kết hợp với các thành phần khác làm bấc. Khi nến cháy, những kim loại có trong bấc nến sẽ bay hơi vào bầu không khí và biến thành những hạt bụi nhỏ li ti bám vào các đồ dùng bằng nhựa hay bám trên bề mặt thảm. Phản ứng này gây ô nhiễm bầu không khí trong nhà và các đồ vật chúng ta dùng hàng ngày.

Về nguyên tắc, nến có mùi càng thơm và cháy lâu thì càng có nhiều hoá chất. Đã là hoá chất, sử dụng ít hay nhiều đều độc hại. Tốt nhất nên tránh xa các loại nến.

3. Thói quen hút thuốc lá

Tác hại của khói thuốc là thì không cần bàn cãi. Thuốc lá chứa 7000 chất độc, trong đó có hàng trăm chất cực độc và ít nhất 40 chất có thể gây ung thư.

Khi hút thuốc lá trong phòng, người hút phả hơi thuốc lá cùng khói thuốc trên điếu có thể đọng lại trong không gian cũng như trên nội thất. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người sống trong nhà mà còn góp phần làm ô nhiễm không khí.

4. Không vệ sinh thường xuyên vật dụng

Có rất nhiều vật dụng trong nhà "lưu giữ" bụi bẩn, tăng nồng độ bụi khiến không khí trong nhà dù làm sạch đến mấy vẫn không thể khiến không gian trong lành. Một số có thể kể tên như nệm cao su, thảm chùi chân, sofa, rèm cửa… Khí thải từ các vật liệu này chính là những hợp chất hóa học từ bên trong, bị phá vỡ dần và thải ra không khí một cách từ từ trong quá trình sử dụng ở dạng các khí độc hại.

Do khả năng bám bụi nên chúng trở thành môi trường phát sinh nấm mốc, vi khuẩn, nhất là các thứ làm từ lông thú. Bọ bụi là loại ký sinh trùng thích hợp với các đồ gia dụng. Hít phải nấm mốc và bụi, con người sẽ bị hen, bụi phổi. Bọ bụi gây viêm da dị ứng, ho hen. Đặc biệt chúng bám rất chắc vào thảm, mành, máy hút bụi khó tiêu diệt chúng.

5. Hay dùng mỹ phẩm

Trong tất cả các loại nước hoa và mỹ phẩm có mùi hương đều chứa chất phthalate – chất gây vô sinh và ung thư. Ngay cả những loại nước hoa và mỹ phẩm được quảng cáo là làm từ thiên nhiên thì cũng không có nghĩa là an toàn. Do đó, bạn nên dùng các sản phẩm không mùi hoặc không nên dùng sản phẩm có những chất như sau trên nhãn mác của sản phẩm: Parabens, Phthalataes, Sodium Lauryl/Laureth Sulfate, 1, 4 Dioxane, Polythlene Glycol PEG/PPG, Propylene Glycol, Triclosan, Oxybenzone. Với sơn móng tay, bạn nên chọn loại không có chất toluene.

6. Không thường xuyên hút mùi khi nấu

Khi nấu nướng, việc cần thiết mà bạn nên làm là bật máy hút mùi. Việc mở cửa để mùi từ việc đun nấu bay ra một cách tự nhiên sẽ không thể đảm bảo. Khí độc luôn phát sinh từ bếp nấu, từ các loại thức ăn và mùi khét từ dầu ăn… Những loại khí độc này nếu không được hút kịp thời có thể lưu giữ trong nhà gây ô nhiễm nội thất và ô nhiễm không khí.

Có rất nhiều thói quen là tác nhân gây ô nhiễm trong nhà. Tính chất độc hại và nguy hiểm của các chất độc trong môi trường sẽ lưu lại gây nên nhiều bệnh nguy hiểm cho con người. Bởi vậy, bạn nên trồng thêm cây, thường xuyên dọn nhà, hỗ trợ thêm bằng các máy làm sạch không khí và đặc biệt là ngừng các thói quen gây hại cho cuộc sống của mọi người trong gia đình mình.

7. Các hóa chất giặt và nước xả làm mềm vải

Nước xả làm mềm vải có thể gây độc hại đến sức khỏe con người như: nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi, gây nên tình trạng rối loạn trầm trọng ở hệ thần kinh trung ương, thậm chí dẫn tới ung thư. Trong nước xả vải thường có chứa những hóa chất sau:

Benzyn acetate: sự bay hơi của loại hóa chất này có thể gây kích ứng mắt và khí quản. Hóa chất này còn có thể hấp thụ qua da gây dị ứng, sinh mụn và chàm.

Benzyn alcohol: gây kích ứng đường hô hấp trên dẫn đến hắt hơi, sổ mũi, ho, làm rối loạn thần kinh trung ương, đau đầu, buồn nôn, chóng mặt và giảm huyết áp đột ngột.

Ethyl acetate: gây kích ứng mắt và khí quản, đau đầu và buồn ngủ, làm suy giảm dòng bạch cầu dẫn đến giảm khả năng chống nhiễm trùng, gây tổn thương tế bào gan, thận. Những người bị viêm xoang dị ứng thì sẽ dễ bị tái phát triền miên.

Camphor: khi được hấp thu vào các tổ chức của cơ thể, nó sẽ gây kích ứng ở mắt, mũi và họng, đặc biệt gây viêm xoang. Nó cũng gây chóng mặt, gây rối loạn ở các cơ quan, buồn nôn và co giật cơ.

Chloroform: hít hơi chloroform sẽ đau đầu, buồn nôn, nôn mửa, chóng mặt, ngủ lơ mơ, kích thích khí quản và làm mất ý thức. Rối loạn cũng trầm trọng ở thận, gan, tim và ngoài da.

Minh Minh (T/h)

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ly-do-khien-khong-khi-trong-nha-ban-bi-o-nhiem-hon-o-ngoai-troi-a275190.html