+Aa-
    Zalo

    Nguy hại khôn lường của việc uống lá vối sai cách nhiều người đang mắc phải mà không biết

    ĐS&PL Trời càng nắng nóng, các loại nước giải nhiệt như lá/nụ vối càng được ưa chuộng. Nhiều người vô tư uống lá vối suốt ngày thay nước mà không biết những tác hại của nó.

    Trời càng nắng nóng, các loại nước giải nhiệt như lá/nụ vối càng được ưa chuộng. Nhiều người vô tư uống lá vối suốt ngày thay nước mà không biết những tác hại của nó.

    Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ, Hội Đông y Việt Nam cho biết, vối có tính mát, vị đắng chát, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu đờm, hạ khí, giải biểu, sát trùng, do vậy từ lâu được người dân dùng để làm trà uống giải khát.

    Lá vối là một vị thuốc, thường được sử dụng để uống nước giải nhiệt.

    Các bộ phận như vỏ thân, lá, nụ của cây vối đều được làm thuốc chữa bệnh. Lá vối tươi hay khô sắc đặc đều có tính chất sát trùng, rất thích hợp để rửa những mụn nhọt, lở loét, ghẻ, ngứa.

    Uống nước lá vối gần như không có hại trừ khi bạn uống sai cách, uống quá nhiều hay uống không đúng thời điểm như sau:

    Không được uống nước vối khi đói bụng

    Về hiện tượng mọi người uống nước vối khi đói bụng thường hay bị cồn cào là do nước vối có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa, chống đầy bụng, ăn ngon miệng... vì tác dụng này nên uống khi đói sẽ làm nhu động ruột hoạt động nhiều, gây cảm giác thèm ăn, mệt mỏi, sa sầm mặt mày, mất năng lượng. Bởi vậy, ngoài tác dụng của nước vối, người dùng cần lượng thể trạng, sức khỏe để uống sao cho có hiệu quả nhất.

    Không uống nước vối ngay sau khi ăn

    Uống nước vôi sau khi ăn sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn tự nhiên.

    Không nên uống nhiều quá, sẽ không tốt cho hệ bài tiết

    Tốt nhất không nên uống nước vối quá nhiều sau khi ăn có thể gây cản trở hấp thu dưỡng chất, nếu pha loãng thì không ảnh hưởng đến sức khỏe.

    Hãm lấy nước uống thay trà trong ngày kết hợp với chế độ ăn uống và luyện tập phù hợp.

    Hạn chế uống nước lá vối tươi

    Lá vối tươi có tác dụng kháng viêm và kháng khuẩn rất mạnh có thể dẫn tới tình trạng hao huyết và tiêu diệt những vi khuẩn có lợi. Thay vào đó hãy sử dụng lá vối và nụ vối khô thay vì thói quen dùng lá vối tươi.

    Người đang điều trị bệnh

    Người đang dùng thuốc Tây hay uống thuốc Nam để điều trị bệnh thì không nên dùng nước lá vối. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ vì các vị thuốc có thể gây xung đột, sinh ra tác dụng phụ.

    Người gày yếu và trẻ em dưới 12 tuổi cũng không nên uống nước lá vối. Phụ nữ có thai cũng cần thận trọng khi dùng, không nên uống nước vối quá đặc làm ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa. Cũng không nên uống quá nhiều nước vối.

    Không uống nước vối khi đói bụng, vừa ưn xong hay đang uống thuốc chữa bệnh. Ảnh minh họa

    Cách uống lá vối đúng cách, không gây hại

    Để pha nước lá vối không quá đặc hay quá loãng, bạn áp dụng công thức 1 nắm nhỏ hãm hoặc nấu với 1,5 lít nước là đủ. Nếu muốn giảm vị đắng thì cho thêm 2 lát cam thảo.

    Khi hãm trà vối cần lưu ý chắt bỏ lượt nước đầu tương tự như pha trà xanh, hãm 15 phút cho dược chất trong lá vôi thôi ra nước hết thì mới dùng.

    Mỗi ngày chỉ dùng 1 nắm lá vối như vậy là đủ, pha đi pha lại cũng được, không nên uống nhiều hơn.

    Minh Khôi (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nguy-hai-khon-luong-cua-viec-uong-la-voi-sai-cach-nhieu-nguoi-dang-mac-phai-ma-khong-biet-a331138.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    vtc.vn
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan