Những bà mẹ nào không nên cho con bú sữa mẹ


Thứ 4, 26/12/2018 | 03:58


Sữa mẹ là nguồn thức ăn tuyệt vời nhất cho trẻ. Tuy vậy, vẫn có những bà mẹ vì một số bệnh lý không thể cho con bú.

Sữa mẹ là nguồn thức ăn tuyệt vời nhất cho trẻ. Tuy vậy, vẫn có những bà mẹ vì một số bệnh lý không thể cho con bú. Cụ thể những bệnh lý này là gì và việc các mẹ cần làm trong trường hợp này ra sao, hãy cùng nghe ý kiến từ bác sĩ CKI Trần Thị Minh Nguyệt, Viện trưởng Viện nghiên cứu dinh dưỡng NutiFood.

Theo bác sĩ Nguyệt, cho con bú sữa mẹ là một trong những điều thiêng liêng nhất của người phụ nữ trong vai trò làm mẹ. Nhưng nếu mẹ mắc một trong những bệnh sau thì không nên cho con bú, vì khi đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ, khả năng lây bệnh cho con rất cao hoặc ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của con do tác dụng phụ của thuốc điều trị bệnh cho mẹ.

Mẹ bị nhiễm HIV: Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) từng khuyến cáo người mẹ nhiễm HIV không nên cho con bú vì HIV có thể truyền sang cho con qua sữa khi cho bú. Bác sĩ Nguyệt cho biết mẹ nhiễm HIV nên chọn loại thực phẩm thay thế cho con là sữa bột công thức phù hợp độ tuổi, đặc biệt không được thay thế bằng các loại sữa hạt, nước hoa quả hoặc cháo hay bột vì giá trị dinh dưỡng không giống sữa, đặc biệt trong 6 tháng đầu khi hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu chưa thể tiêu hóa được các thực phẩm này. Nuôi ăn bằng sữa công thức thay thế sữa mẹ là một biện pháp có hiệu quả giúp giảm nguy cơ nhiễm HIV cho con.

Mẹ bị bệnh lao phổi tiến triển: Mẹ lao phổi trong giai đoạn này nhất thiết cho bé ngưng sữa mẹ, đồng thời cũng nên cách ly, không nên chăm sóc bé vì dễ lây bệnh cho bé và khiến bản thân người mẹ suy kiệt thêm. Mẹ cần điều trị triệt để bệnh lao phổi trước khi quyết định cho con bú và chăm con trở lại, bác sĩ Nguyệt cho hay.

Mẹ bị ung thư: mẹ đang bị ung thư và trong quá trình chẩn đoán, điều trị bằng thuốc, xạ trị, hóa trị cũng phải gác lại nghĩa vụ thiêng liêng là cho con bú. Vì theo bác sĩ Nguyệt, trong quá trình chẩn đoán bệnh có một số xét nghiệm để xác định bệnh có thể cần các thuốc cản quang hoặc một số thuốc điều trị ung thư có thể truyền qua sữa mẹ nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa ung bướu nếu bà mẹ đang cho con bú phát hiện bị ung thư để có liệu trình điều trị phù hợp cũng như quyết định việc có nuôi con bằng sữa mẹ tiếp tục hay không.

Mẹ bị áp xe vú hai bên: Mẹ đang cho con bú phát hiện ngực hai bên căng, đau khi cho con bú, trên da có vùng sưng đỏ hoặc núm vú tụt vào trong… hãy cảnh giác bạn có nguy cơ bị áp xe vú. Theo bác sĩ Nguyệt, mẹ bị áp xe vú hai bên cũng không nên cho bé bú mẹ mà cần điều trị dứt điểm, sau khi khỏi hẳn có thể cho bé bú lại, trường hợp áp xe vú một bên có thể cho con bú bên vú lành.

Những trường hợp trên, mẹ nên chọn thực phẩm thay thế sữa mẹ cho con đến khi có thể cho con bú trở lại.

Thấu hiểu nhu cầu của nhiều bà mẹ muốn con mình được hưởng nguồn dinh dưỡng tốt nhất từ giai đoạn đầu đời, Công ty cổ phần thực phẩm dinh dưỡng NutiFood đã ký kết với BASF khu vực Đông Nam Á nhằm ứng dụng chuẩn dinh dưỡng toàn cầu đưa HMO vào các sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ em của NutiFood.

HMO là chất được khám phá có nhiều nhất trong sữa mẹ. Khám phá ra HMO chính là chất giúp cho bé tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng, giúp hệ tiêu hóa và hô hấp ở trẻ phát triển hoàn thiện là một bước tiến đột phá trong lĩnh vực dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh. Với vai trò là công ty của những chuyên gia dinh dưỡng, NutiFood là công ty thuần Việt tiên phong trong việc đưa HMO ứng dụng vào các sản phẩm của mình. Ứng dụng HMO vào sản phẩm của NutiFood sẽ giúp trẻ em Việt Nam được hưởng nguồn dinh dưỡng tốt nhất, cho trẻ phát triển khỏe mạnh ngay từ giai đoạn đầu đời, làm nền tảng phát triển vững chắc ở các giai đoạn sau.

Bùi Huyền

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhung-ba-me-nao-khong-nen-cho-con-bu-sua-me-a256558.html