+Aa-
    Zalo

    Những kiêng kỵ cần biết khi ăn tỏi để tránh ngộ độc, hại sức khỏe

    ĐS&PL Để tăng sức đề kháng cho cơ thể, nhiều người thích ăn nhiều tỏi vì cho rằng vừa ngon miệng lại khỏe người, nhưng việc lạm dụng tỏi lại không tốt chút nào.

    Để tăng sức đề kháng cho cơ thể, nhiều người thích ăn nhiều tỏi vì cho rằng vừa ngon miệng lại khỏe người, nhưng việc lạm dụng tỏi lại không tốt chút nào.

    Ăn tỏi đúng cách mới có lợi cho sức khỏe. Ảnh minh họa

    Là loại gia vị thông dụng khi nấu ăn, tỏi rất dễ kiếm và được nhiều người ưa thích. Để tránh những phản tác dụng đối với sức khỏe khi kết hợp cùng những thực phẩm không thích hợp, mỗi bà nội trợ cần ghi nhớ những thứ kiêng kỵ sau:

    Những thực phẩm kiêng kỵ ăn cùng tỏi

    Thịt gà, thuốc bổ cũng không thích hợp ăn cùng với tỏi.

    Tỏi sẽ khiến bạn mắc các triệu chứng đường tiêu hóa như trướng bụng, khó tiêu, dễ sinh ra táo bón, kiết lị nếu kết hợp với: Trứng, thịt gà, cá trắm, cá diếc, thịt chó, thịt dê. Đặc biệt, nếu ăn cùng mật ong còn gây tiêu chảy.

    Ngoài ra, tỏi không nên kết hợp hoặc dùng chung với các thực phẩm như: Hành (gây hại thận và dạ dày), xoài (gỏi xoài - có thể làm vàng da), các loại thuốc bổ hoặc dùng với hà thủ ô, đan bì (mẫu đơn bì), địa hoàng…

    Cá diếc tuyệt đối không ăn cùng tỏi.

    Những người không nên ăn tỏi

    Không ăn tỏi khi đang mắc bệnh về mắt

    Trung y có câu: "Tỏi có trăm cái lợi, duy chỉ hại con mắt". Bởi loại củ này có một phần thành phần gây kích thích màng nhầy và mô kết mạc của mắt nên những người thị lực yếu và đang mắc các bệnh về mắt được khuyến cáo nên hạn chế ăn tỏi.

    Không ăn tỏi khi đang bị đi tả

    Với người bình thường, ăn tỏi sống đặc biệt có lợi đối với dạ dày. Nhưng với các đối tượng đang trong thời gian mắc bệnh tả, tỏi lại lại là thực phẩm nên tránh xa.

    Nguyên nhân là bởi allicin trong tỏi làm tăng sự kích thích thành ruột, dẫn tới tình trạng nghẽn mạch máu, phù nề, có thể khiến bệnh tình trở nặng hoặc xảy ra biến chứng không mong muốn.

    Huyết áp thấp

    Những người bị huyết áp nên hạn chế tỏi, tiêu thụ tỏi nhiều thường làm giảm huyết áp, thậm chí đến mức nguy hiểm.

    Tiền sử mắc các bệnh về gan

    Nhiều người cho rằng tỏi có tác dụng chuẩn khuẩn, ăn nhiều có thể phòng bệnh viêm gan. Thậm chí, có người sau khi mắc bệnh gan vẫn kiên trì ăn tỏi hằng ngày. Nhưng đây là cách làm "lợi bất cập hại".

    Người mắc bệnh gan (đặc biệt là các đối tượng bị nóng gan) ăn tỏi sẽ càng nóng hơn, gây kích thích mạnh, lâu ngày dẫn tới nhiều tổn thương đối với cơ quan này.

    Người suy nhược và nóng trong

    Tỏi là thực phẩm có tính nóng vì vậy những người bị nóng trong, nhiệt miệng thường hạn chế ăn tỏi. Tương tự, những người thể trạng yếu cũng không nên ăn nhiều tỏi.

    Bụng đói

    Khi bạn bị bụng đói hoặc bụng đang cồn cào, bạn tuyệt đối không nên ăn tỏi vào vì bụng trống sẽ dễ kích thích ruột, dạ dày dẫn đến đau dạ dày, viêm dạ dày cấp tính.

    Người mắc bệnh nghiêm trọng khác

    Thực phẩm cay nóng như tỏi, ớt thường rất hữu ích cho người khỏe mạnh giúp phòng ngừa bệnh tật và duy trì sức khỏe. Tuy nhiên, những người bị bệnh nặng thì không nên ăn tỏi dễ dẫn đến các tác dụng phục đáng kể. Ngoài ra, các thành phần trong tỏi còn có thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc, khiến bệnh ngày càng nặng thêm.

    Không ăn tỏi nếu bị dị ứng hoặc khó tiêu hoá

    Có những người không ăn được tỏi bởi lý do hoặc là dị ứng hoặc không tiêu hóa được. Vì vậy, nếu ăn tỏi mà thấy các dấu hiệu như ợ nóng, đầy hơi... thì rất có thể bạn đã bị dị ứng với tỏi, tốt nhất nên ngưng ăn tỏi. Trường hợp dị ứng tỏi nghiêm trọng cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.

    Ăn bao nhiều tỏi là thích hợp

    Nếu bạn là người thích dùng tỏi mỗi ngày như uống thuốc để tránh bệnh thì mỗi buổi sáng, chỉ nên ăn từ 1 – 2 nhánh (tép) tỏi nhỏ là đủ. Tuyệt đối không nên ăn quá nhiều bởi nó sẽ gây phản tác dụng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

    Không nên dùng quá 10g mỗi ngày.

    Nên cắt thành miếng nhỏ, để ngoài không khí từ 10 – 15 phút rồi mới ăn sẽ mang lại tác dụng tốt hơn.

    Nếu bạn mắc một số vấn đề sức khỏe như viêm loét, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng phương pháp này.

    Với những người đang sử dụng thuốc, chúng ta nên tránh dùng tỏi vì nó có thể gây phản ứng, ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh, khiến việc điều trị kéo dài hơn.

    Theo các nhà dinh dưỡng, mỗi ngày ăn khoảng 10g tỏi là tốt nhất và tỏi sẽ phát huy công dụng trị bệnh hữu hiệu.

    Minh Khôi (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhung-kieng-ky-can-biet-khi-an-toi-de-tranh-ngo-doc-hai-suc-khoe-a319411.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    vtc.vn
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan