Những lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối


Thứ 4, 09/01/2019 | 05:48


Bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối phải chịu nhiều đau đớn, cơ thể suy yếu. Nguyên nhân do khối u đã phát triển lớn và đã bắt đầu di căn đến các bộ phận khác.

Bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối phải chịu nhiều đau đớn, cơ thể suy yếu. Nguyên nhân do khối u đã phát triển lớn và đã bắt đầu di căn đến các bộ phận khác của cơ thể. Lúc này việc chăm sóc giúp bệnh nhân giảm nhẹ cơn đau đớn là vô cùng quan trọng.

Ung thư phổi là một trong số những loại ung thư thường gặp nhất hiện nay. Bởi các triệu chứng của bệnh khó nhận biết nên đa số bệnh nhân đều phát hiện ở giai đoạn cuối. Từ đó khiến bệnh nhân có thể kéo dài được thời gian sống là vô cùng khó khăn.

Khi bệnh vào giai đoạn cuối bệnh nhân và gia đình sẽ có 2 sự lựa chọn đó là:

- Tiến hành điều trị để ngăn cản sự phát triển của khối u. Từ đó có thể kéo dài được thời gian sống.

Sức khoẻ - Làm đẹp - Những lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối

Bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối có thể lựa chọn phương pháp can thiệp từ bên ngoài để điều trị ung thư.

- Không thực hiện bất kỳ cuộc điều trị nào, phó mặc và để bệnh tiếp tục phát triển. Từ đó rút ngắn thời gian sống lại.

Tuy nhiên dù bệnh nhân có lựa chọn theo cách nào thì việc chăm sóc cho bệnh nhân là điều rất thiết yếu. Dưới đây là một vài điểm cần lưu ý trong quá trình chăm sóc cho bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối.

1. Cách chăm sóc giúp giảm các triệu chứng của bệnh ung thư phổi

Khi nắm vững được các triệu chứng của bệnh người thân sẽ có cách xử lý kịp thời và có thể chăm sóc bệnh nhân một cách hiệu quả nhất.

Khi người bệnh cảm thấy khó thở, ho, người chăm sóc hãy áp dụng những cách dưới đây để giúp bệnh nhân giảm bớt triệu chứng:

– Để bệnh nhân nằm trên gối cao, đệm mềm và đầu ở tư thế cao để bệnh nhân dễ dàng thở và thoải mái hơn. Lưu ý thay đổi thường xuyên các tư thế để bệnh nhân không bị nhức mỏi cơ thể.

– Tích cực khuyến khích bệnh nhân uống  nước.

– Hướng dẫn bệnh nhân tập các bài thể dục hít thở sâu nhằm mục đích giãn nở cơ hoành. Từ đó giúp bệnh nhân có thể thở dễ dàng hơn và giảm bớt được tình trạng đau ngực.

- Làm sạch dịch ứ đọng ở trong phế quản và miệng để tránh bị nhiễm trùng đường hô hấp.

– Một vài trường hợp bệnh nhân không thể thở được hãy cho bệnh nhân sử dụng bình oxy để hỗ trợ. Người nhà có thể lắp đặt bình oxy để sử dụng ngay tại nhà.

Đau nhức toàn thân là một triệu chứng hầu hết bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối đều gặp phải. Vậy khi đó có cách nào để hỗ trợ?

Sức khoẻ - Làm đẹp - Những lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối (Hình 2).

Càng về sau người bệnh cảm thấy đơn đớn nhiều hơn và tần suất đau nhiều hơn.

- Việc đầu tiên cần làm đó là hãy hỏi ý kiến và trao đổi với bác sĩ điều trị về tình trạng đau của bệnh nhân. Từ đó họ sẽ kê đơn những thuốc giảm đau ung thư phổi giai đoạn cuối cho bệnh nhân. Đồng thời sẽ có kế hoạch kiểm soát cơn đau cho bệnh nhân.

- Bệnh nhân có thể thực hiện một số cách khác để giảm triệu chứng này như: ngồi thiền, châm cứu, phẫu thuật điều trị triệu chứng, vật lý trị liệu...

- Ngoài ra người nhà nên thường xuyên xoa bóp, mát xa cho bệnh nhân để bệnh nhân cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn, giảm được tình trạng nhức mỏi, đau đớn.

2. Giúp cung cấp đầy đủ các chất cho bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối

Dinh dưỡng là phần quan trọng quyết định đến thời gian sống của bệnh nhân. Vì vậy người nhà cần xây dựng một thực đơn đầy đủ chất để bệnh nhân có đủ sức khỏe để chống chọi lại với bệnh.

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân cần đảm bảo các yếu tố sau:

- Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng: Bổ sung các loại thịt, cá, trứng, rau củ quả tươi...

- Chế biến đúng cách: Nên chế biến dưới dạng lỏng mềm để bệnh nhân dễ ăn và dễ tiêu hóa, tránh nấu những món có nhiều mùi... Bên cạnh đó hãy chia nhỏ các bữa ăn trong ngày cho bệnh nhân ung thư.

- Nấu những món hợp khẩu vị với bệnh nhân: bệnh nhân ở giai đoạn này vấn đề ăn uống rất khó khăn và khẩu vị cũng kém. Vì vậy hãy chọn những món bệnh nhân thích ăn để tăng khẩu vị cho bệnh nhân.

- Tránh những thực phẩm gây ung thư: Một số loại thực phẩm làm tăng nguy cơ bị ung thư và tạo điều kiện để tế bào ung thư phát triển bệnh nhân nên tránh như: rượu bia, thuốc lá, đồ nướng, đồ chứa nhiều dầu mỡ, đồ lên men...

Sức khoẻ - Làm đẹp - Những lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối (Hình 3).

Cần xây dựng một thực đơn dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối thật khoa học để cải thiện được thể trạng, sức khỏe cho bệnh nhân.

3. Chăm sóc tinh thần cho bệnh nhân ung thư phổi

Vào giai đoạn cuối bệnh nhân gặp phải tình trạng mệt mỏi, đau đớn. Từ đó khiến tính cách cũng trở nên khó hơn, dễ cáu gắt hoặc buồn chán. Vì vậy, người nhà cần phải nhẹ nhàng và tế nhị. Đồng thời thường xuyên nói chuyện để bệnh nhân có thể quên đi cảm giác đau đớn, mệt mỏi và giúp tinh thần được thoải mái, thư giãn hơn.

Có cách chăm sóc bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối sẽ giúp người bệnh có tinh thần thoải mái và góp một phần vào nâng cao hiệu quả điều trị và kéo dài thời gian sống.

Thế Hưng

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhung-luu-y-khi-cham-soc-benh-nhan-ung-thu-phoi-giai-doan-cuoi-a258493.html