Sự cầu kỳ và tinh tế của Đông Y hay tác dụng nhanh chóng và mạnh mẽ của Tây Y?


Thứ 5, 14/02/2019 | 04:56


Trong lịch sử y học thế giới, đã có rất nhiều phương thuốc kỳ lạ, phức tạp ra đời. Nhưng có lẽ những phương thuốc của vua chúa Trung Hoa là đặc biệt nhất.

Trong lịch sử y học thế giới, đã có rất nhiều phương thuốc kỳ lạ, phức tạp ra đời. Nhưng có lẽ những phương thuốc của vua chúa Trung Hoa là đặc biệt nhất. Từ những món ăn cầu kỳ đến những bí phương cải lão hoàn đồng, từ những nguyên liệu nghe mà hoang đường đến vật phẩm quý hiếm chẳng mấy người từng được nhìn thấy.

Từ Hy Thái Hậu cùng những bí quyết sống thọ của bà được lưu truyền lại trong chính sử

Từ Hy Thái Hậu và bí quyết “Thất thập cổ lai hy” của mình, người phụ nữ làm sụp đổ cả giang sơn Thanh Triều, người đàn bà sống thọ vượt mặt cả con cháu mình, người chia năm sẻ bảy Trung Quốc cho các đế quốc thực dân. Ở trong thời kỳ khi mà 40 tuổi đã lên chức ông, 50 tuổi đã được coi là sống thọ, việc Thái Hậu sống đến 73 tuổi quả là hiếm lạ.

Từ Hy Thái Hậu đã được viết lại với thật nhiều danh hiệu như vậy, bà cũng nổi tiếng bởi sự xa hoa phung phí của mình. Chính sử đã ghi lại nhiều rất nhiều món ăn và phương thuốc để đạt được mong muốn bấy lâu của bậc đế vương “trường sinh bất lão”.

Theo lịch sử ghi lại, vào dịp Tết Nguyên Đán (1874), thái thú Lý Hồng Chương được giao sứ mệnh gặp gỡ các đại thần phương Tây, mở đầu cho mối giao hảo này. Một bữa tiệc linh đình nhất thời Thanh đã được tổ chức tại Duy An Cung.

400 khách được mời dự tiệc, có đến 140 món ăn, 1.750 người phục dịch. Tiệc bắt đầu vào đúng giao thừa năm 1874, kéo dài đến giờ tý đêm mồng 7 Tết, hao tốn 98 triệu hoa viên Trung Quốc (khoảng gần 400.000 lượng vàng).

Trong số 140 món ăn phục vụ được hoàng cung dâng lên, Sâm thử - chuột sâm chính là món độc đáo nhất.

Chuột được nuôi trong lồng kính, ăn các loại sâm hảo hạng và uống nước suối cho đến khi sinh con, đến đời thứ ba thì chuột mới thực sự "thập toàn đại bổ". Khi món ăn đặc biệt này được dọn ra, mọi người nhìn nhau, thái hậu cầm nĩa xúc một con chuột bao tử ăn để cho mọi người làm theo.

Theo “Từ Hy Quang Tự y phương tuyển nghị” của Trần Khả Dực đời nhà Thanh, Thái Hậu cũng sử dụng Cúc hoa diên linh cao.

Trong phương này gia thêm mật ong trắng cho cô lại thành cao thì càng tăng cường tác dụng tích cực, khiến con người cơ thể nhẹ nhàng mà không có cảm giác đói, trẻ lâu, kéo dài tuổi thọ vì mật ong có tính vị cam bình, bổ trung ích khí, nhuận phế, giải độc hết đau, thanh nhiệt lọc máu… Dùng cao này thường xuyên có thể làm da dẻ hồng hào tươi mịn, tóc xanh… Bởi thế mà ngày xưa Từ Hy Thái Hậu đặc biệt yêu thích dùng cao Cúc hoa để được trường sinh bất lão.

Cách chế đơn giản chỉ cần đem những cánh hoa cúc tươi đổ ngập nước, nấu còn một nửa, lọc bỏ bã, lấy nước cô lại cho đặc. Trộn nước thuốc này với mật ong để nấu thành cao. Ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần dùng 12 - 15g pha với nước sôi để nguội, uống vào lúc đói bụng.

Tây Thái Hậu không phải người đầu tiên có những phương thuốc kỳ lạ. Trong lịch sử ngàn năm văn hiến của Trung Hoa có rất nhiều bí phương và câu chuyện giống vậy.

A Tô Cơ là bí quyết của Thành Cát Tư Hãn trở thành người đàn ông có nhiều con cháu nhất trong lịch sử nhân loại

Như “A Tô Cơ”, theo tài liệu còn ghi chép lại, là bài thuốc của các danh y kê cho Thành Cát Tư Hãn, gồm 3 vị: Thiên sơn tuyết liên, tinh hoàn hải cẩu và máu một loài chim trĩ không đuôi ở Mông Cổ. Thiên sơn tuyết liên, còn gọi là tuyết liên hoa hay còn được hiểu là “hạt sen chôn dưới đất”. Tương truyền rằng, ăn hoa loài cây này có thể cởi trần đi trong tuyết. Loài cúc tuyết này chỉ nở hoa vào ban đêm, khi cây vươn lên trên mặt tuyết, thu hái hoa mang về, chế thành nhựa là được vị thuốc thiên sơn tuyết liên. Loài chim trĩ không đuôi ở Mông Cổ, là loài chim có chu kỳ tình dục rất lạ đời và lâu nhất, kéo dài tư đầu đến cuối trăng, con đực dính vào con cái trên cây, mỏi thì rơi xuống sông suối, trôi cả chục dặm, chỉ khi thôi ân ái thì mới thả nhau ra. Bài thuốc này được Từ Anh Minh truyền cho Khang Hy, sau này là Ung Chính.

Hay như loại thần dược của vua chúa cổ đại Đông Trùng Hạ Thảo, phải hầm cách thuỷ với hầm cách thuỷ với tim, gà, chim cùng ít hạt sen, long nhãn, kỳ tử, nhân sâm, trong một canh giờ. Vừa mang tính tẩm bổ, vừa để chữa lành cơ thể.

Đông trùng hạ thảo dù không cầu kỳ như các loại thuốc khác những vẫn rất kỳ công

Đông Y áp dụng triết lý âm dương, các phương thuốc luôn mang trong mình tính cân bằng, luôn ẩn chứa tính ôn hoà tẩm bổ cho cơ thể. Tuy nhiên lại có yêu cầu cao, cần nhiều công sức để hoàn thành.

Trái với đó, Tây Y lại có cách tiếp cận hoàn toàn khác. Với mục đích có tác dụng nhanh, hiệu quả tức thì, “có bệnh nào chữa bệnh ấy”, không đề cao sự hài hào giữa cơ thể với các loại thuốc cũng như lối sống. Vì vậy phương pháp của Tây Y nhanh chóng, mạnh mẽ, tiện lợi hơn nhiều.

Như việc sắc thuốc cũng cầu kỳ hao tổn. Lấy ba bát nước sắc lấy một bát thuốc. Thuốc phải sắc trong hơn canh giờ, tương đương hai tiếng đồng hồ. Khi sắc thuốc, người ta sắc đến 3 lần, sau đó hòa lại với nhau chia làm hai lần mà uống. Sau khi uống thì lựa xác thuốc, có vị nào ăn được thì ăn. Chính vì vậy, theo truyền thống, đến bây giờ trong văn nói vẫn gọi uống thuốc là “ăn thuốc”, trong văn viết thì gọi là “phục dược”. Lần sắc đầu tiên của thuốc bao giờ cũng chỉ lấy được phần “biểu”, lần sắc thứ hai thì lấy được “bán biểu bán lý”, lần sắc thứ ba thì lấy được “lý”. Qua ba lần sắc mới thực sự lấy trọn vẹn được toàn bộ dược chất. Theo quy tắc sắc thì lúc đầu lửa nhỏ (vi hỏa) để lấy dược khí, mục đích lửa nhỏ là để bảo tồn âm tính và dương tính của thuốc, lúc này đậy kín. Đến khi được thuốc thì lấy ra đậy kín; lần thứ hai lửa vừa (văn hỏa) để lấy dược vị. Sau khi được thuốc thì lấy ra hòa với nước nhất; nước thứ ba thì cho lửa lớn (vũ hỏa), để lấy phần dược vị trong lý, và cũng là thâu tóm toàn bộ những gì còn sót lại của thuốc. Đến khi được thuốc thì hòa với hai nước trên, sau đó chia làm hai hoặc ba lần, theo hướng dẫn của thầy thuốc mà uống. Trong khi đó, các thuốc phương Tây không dạng viên nén thì con nhộng, không thì dạng lỏng uống, bao giờ cần thì uống ngay, sẵn sàng không cần phải chờ đợi, suy nghĩ.

Nếu đặt ra câu hỏi rằng, Tây Y hay Đông Y cái nào tốt hơn thì quả là câu hỏi khó. Đông Y quả thật tẩm bổ, cơ mà nếu trong trường hợp cấp cứu hay là đang trong hoàn cảnh không có đủ công cụ và thời gian thì lấy đâu ra tâm sức mà sắc thuốc lên đến cả canh giờ đồng hồ?

Nắm rõ nhược điểm cũng như những điểm mạnh của cả hai nền y học, IMMUNOBAL áp dụng tư tưởng hiện đại hoá y học phương Đông, mang đến cho người dùng cả sự hài hoà của Đông Y với những nguyên liệu quý hiếm, vừa mang lại sự thuận lợi cùng tác dụng nhanh chóng của các thành tựu y tế phương Tây.

Phạm Hưng

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/su-cau-ky-va-tinh-te-cua-dong-y-hay-tac-dung-nhanh-chong-va-manh-me-cua-tay-y-a262861.html