Thứ trưởng Trương Quốc Cường làm việc với Phó Giám đốc Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ


Thứ 5, 31/10/2019 | 07:54


TS.Trương Quốc Cường, Thứ trưởng Bộ Y tế đã có buổi tiếp Đoàn Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ do bà Bonnie Glick, Phó Giám đốc Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ...

Ngày 31/10 tại trụ sở Bộ Y tế, TS.Trương Quốc Cường, Thứ trưởng Bộ Y tế đã có buổi tiếp Đoàn Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ do bà Bonnie Glick, Phó Giám đốc Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ làm trưởng đoàn. Tham dự buổi tiếp có đại diện lãnh đạo và chuyên viên các Vụ, Cục, Văn phòng thuộc Bộ Y tế và cán bộ Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam; Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ.

Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường tiếp Phó Giám đốc Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ.

Tại buổi tiếp, TS.Trương Quốc Cướng, Thứ trưởng Bộ Y tế trân trọng cảm ơn Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam nói chung và Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ nói riêng đã hỗ trợ Ngành Y tế Việt Nam trong nhiều năm qua đặc biệt là về hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.

Phát biểu tại buổi tiếp, bà Bonnie Glick, Phó Giám đốc Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ ( USAID) cho biết: USAID bắt đầu hỗ trợ các chương trình phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam từ giữa thập niên 1990. Năm 2004, Việt Nam trở thành nước thứ 15 trên thế giới được tiếp nhận hỗ trợ từ Chính phủ Hoa Kỳ thông qua Kế hoạch cứu trợ khẩn cấp của Tổng thống Hoa Kỳ về phòng, chống HIV/AIDS ( gọi tắt là PEPFER).

USAID hỗ trợ các hoạt động can thiệp toàn diện để dự phòng, lây nhiễm HIV trong các nhóm cư dân cơ nguy cao gồm nhóm tiêm chích ma túy và bạn tình, nhóm hoạt động mại dâm, nhóm khách hàng nam giới của gái mại dâm và nhóm nam giới quan hệ tình dục đồng giới.

Đoàn Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ phát biểu tại buổi làm việc.

Tại buổi tiếp, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cho biết, việc đáp ứng của Việt Nam trong công tác phòng, chống HIV/AIDS do USAID hỗ trợ trong suốt 20 năm qua Chính phủ Việt Nam đã quan tâm triển khai nhiều biện pháp phòng, chống HIV/AIDS.

Hơn 200 văn bản pháp quy đã đã được ban hành, nhiều Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và của Bộ Y tế hoàn thiện hành lang pháp lý để triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.

Bộ máy phòng, chống HIV/AIDS được tổ chức rộng khắp từ Ủy ban Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS, phòng chống ma túy và mại dâm của Chính phủ đến các Bộ/Ngành, địa phương với sự tham gia tích cực của khu vực tư nhân và các tổ chức cộng đồng. Các mô hình tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS toàn diện, phong phú đạt hiệu quả như: Xét nghiệm HIV vừa vào cộng đồng, tự xét nghiệm HIV; điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone, Buprenorphine; điều trị dự phòng tiền phơi nhiễm (PrEP); mở rộng và nâng cao chất lượng điều trị HIV/AIDS, điều trị ngay khi phát hiện nhiễm HIV; điều trị đồng nhiễm HIV với lao, viêm lao, dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con…Nhờ đó, tình hình dịch HIV ở Việt Nam đã giảm khoảng 2/3 trong 10 năm qua. Khoảng trên 400.000 người tránh không nhiễm HIV và 150.000 người tránh không bị tử vong vì HIV/AIDS.

Tuy vậy, hiện nay HIV/AIDS vẫn là vấn đề sức khỏe cộng đồng đáng quan ngại tại Việt Nam. Mỗi năm vẫn có khoảng 10.000 người nhiễm HIV mới được phát hiện. Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới và nhóm nghiện chích ma túy tăng nhanh. Độ bao phủ dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS còn hạn chế. Kinh phí cho phòng, chống HIV/AIDS dựa nhiều vào nguồn viện trợ nước ngoài và đang bị cắt giảm nhanh.

Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cũng đề nghị nhằm thực hiện mục tiêu 90-90-90 (90% số người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm HIV của mình; 90% số người đã chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị ARV và 90% số người được điều trị ARV kiểm soát được tải lượng vi rút ở mức thấp để sống khỏe mạnh và làm giảm nguy cơ lây truyền HIV cho người khác), hướng đến kết thúc đại dịch AIDS tại Việt Nam vào năm 2030, Bộ Y tế Việt Nam rất mong tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của USAID trong thời gian tới đây như:  Tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong quá trình chuyển đổi điều trị HIV/AIDS sang quỹ bảo hiểm y tế; USAID tiếp tục đồng hành hỗ trợ Việt Nam việc cải cách cơ chế tài chính cho các hoạt động dự phòng, can thiệp giảm tác hại của HIV/AIDS nói riêng và cơ chế tài chính cho dự phòng của Ngành Y tế nói chung; Các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật về các sáng kiến mới, các mô hình cung cấp dịch vụ có tính chi phí hiệu quả để mở rộng chương trình nhằm đạt được mục tiêu 90-90-90, đặc biệt là: Xét nghiệm và tìm người nhiễm HIV để đưa vào điều trị sớm; Dự phòng lây nhiễm HIV cho các đối tượng nguy cơ cao ( đối đượng nam quan hệ tình dục với nam); Mở rộng và dảm bảo chất lượng điều trị HIV/AIDS; Giám sát dịch HIV/AIDS.

PV

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/thu-truong-truong-quoc-cuong-lam-viec-voi-pho-giam-doc-co-quan-phat-trien-quoc-te-hoa-ky-a299583.html