+Aa-
    Zalo

    Trẻ bị táo bón lâu ngày, nguyên nhân và cách xử trí

    ĐS&PL Tại Việt Nam có tới 25% trẻ đi khám khoa nhi tiêu hóa là do bị táo bón, trong đó nhiều bé bị táo bón tiến triển nặng hơn thành táo bón lâu ngày, táo bón đi ngoài ra máu.

    Tại Việt Nam có tới 25% trẻ đi khám khoa nhi tiêu hóa là do bị táo bón, trong đó nhiều bé bị táo bón tiến triển nặng hơn thành táo bón lâu ngày, táo bón đi ngoài ra máu. Thậm chí thời gian bị bệnh có thể kéo dài đến cả năm. Vậy trong tình huống đó, cha mẹ phải làm sao để con mau hết bệnh, chóng khỏe trở lại? Hãy cùng Diếp cá vương Gold đi tìm câu trả lời nhé.

    Tỉ lệ trẻ bị táo bón lâu ngày: Con số đáng lưu tâm

    Theo những thống kê từ viện nhi trung ương, tình trạng trẻ bị táo bón lâu ngày trải dài ở nhiều độ tuổi khác nhau và có xu hướng ngày càng nhỏ hóa độ tuổi. Ước tính khoảng 35% trẻ từ 4 – 7 tuổi từng bị táo bón khi nhỏ hơn ( giai đoạn 6 tháng đến 3 tuổi), từ 2 – 4 tuổi trẻ tập ngồi bô nên cũng dễ bị táo bón mạn tính. Và có tới 5% trẻ độ tuổi đến trường bị táo bón kéo dài hơn 6 tháng. Đây quả là những con số đáng báo động mà các bậc phụ huynh nên lưu tâm.

    Khi gặp ở trẻ các biểu hiện sau đây: tần suất đi ngoài nhỏ hơn 3 lần/ tuần, phân khô cứng, khuôn phân to hoặc lổn nhổn như phân dê, thâm đen, có thể lẫn máu trên bề mặt … Cha mẹ nên dành sự quan tâm, chế độ chăm sóc đặc biệt bởi nguy cơ cao là bé đã bị táo bón.

    Vì sao mà phần nhiều trường hợp trẻ bị táo bón thường kéo dài lâu ngày?

    Trước hết cha mẹ cần hiểu, trẻ bị táo bón lâu ngày thường xuất phát từ 2 nguyên nhân chính sau:

    - Thứ nhất: Trẻ bị táo bón kéo dài do bệnh lý.

    Một số trẻ khi còn nhỏ đã mắc các bệnh lý như phình giãn đại trực tràng, hẹp hậu môn, trĩ bẩm sinh… gây biến đổi cấu trúc đường tiêu hóa. Trẻ sẽ khỏi được táo bón nếu giải quyết được tận gốc các bênh trên.

    - Thứ hai: trẻ bị táo bón chức năng - gặp ở 95% số trẻ bị táo bón kéo dài.

    Táo bón ở trẻ nhỏ chủ yếu xuất phát từ chức năng hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, bé lại hay tiếp xúc với nhiều nguồn thức ăn mới lạ. Thực đơn của bé đôi khi không cân đối, thiếu chất xơ, trẻ nín nhịn đi cầu, sợ phải đại tiện, hoặc dùng một số loại thuốc gây táo bón như sắt, canxi, kháng sinh...

    Cách cha mẹ xử trí khi bé bị táo bón lâu ngày

    Táo bón kéo dài lâu ngày thường khiến lượng lớn phân tích tụ trong ruột bé. Bụng trẻ đầy chướng, ấm ách không tiêu, ăn không ngon, còi cọc chậm lớn. Sự đau đớn khi phải rặn đại tiện, đôi lúc đi ngoài ra máu đỏ tươi khiến trẻ sợ hãi và thường chọn cách nín nhịn đi cầu.

    Việc điều trị lúc này không chỉ đơn thuần dừng lại ở việc thay đổi thực đơn ăn uống cho bé, tăng thêm lượng nước hay luyện tập vui chơi, vận động.

    Trong khi đó, các loại thuốc Tây nhuận tràng, thụt tháo cũng chỉ là biện pháp tạm thời, giải quyết tình trạng táo bón cấp bách của bé trong một vài ngày.

    Quá trình điều trị táo bón cho trẻ phải đi từ nguyên nhân, đòi hỏi sự kiên trì từ chính cha mẹ. Đó là sự kết hợp tổng thể từ chế độ ăn uống khoa học, luyện tập đại tiện đúng giờ, cộng thêm dùng thực phẩm bổ sung để giảm nhanh táo bón cho con.

    Khi lựa chọn thực phẩm bảo vệ sức khỏe cho con, cha mẹ nên ưu tiên sản phẩm giúp bé thanh mát cơ thể, giảm nóng trong; tăng cường chất xơ, giúp nhuận tràng thông tiện; bổ sung FOS để cân bằng hệ lợi khuẩn đường ruột, tăng cường sức bền tĩnh mạch ngăn ngừa các đợt chảy máu hậu môn và an toàn khi sử dụng lâu dài.

    Diếp cá vương Gold là sản phẩm đáp ứng đủ các tiêu chí trên, được các bậc cha mẹ tin tưởng dùng cho con trong suốt nhiều năm qua.

    Số XNCB: 43196/2017/ATTP-XNCB

    Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

    Mẹ có thể gọi ngay tới số 0982 498 826 để được tư vấn chi tiết nhất cách giảm táo bón, chăm sóc sức khỏe hệ tiêu hóa cho con hoặc tham khảo rất nhiều thông tin hữu ích trên website Diepcavuong.com

    Trong quá trình dùng Diếp cá vương Gold, cha mẹ nhớ kết hợp các biện pháp sau để con giảm nhanh táo bón hơn, đại tiện bon bon:

    - Cho con ăn nhiều rau xanh như súp lơ, rau dền, rau đay, mồng tơi, rau cải… và nhiều loại quả: đu đủ, bơ, cam, bưởi, lê, mận.

    - Uống nước ấm vào sáng sớm để thanh lọc đường ruột.

    - Mẹ nhớ massage, xoa bụng để chữa táo bón cho con nhé.

    - Lựa chọn sữa công thức hợp lý đã được thủy phân protein, tránh các loại hàm lượng lactose cao để bé dễ tiêu hóa hơn.

    Cha mẹ hãy phòng chống chứng táo bón cho trẻ ngay từ bây giờ để tránh táo bón kéo dài gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ.

    Lưu ý: Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bênh.

    Với mọi thắc mắc, cha mẹ hãy đặt câu hỏi TẠI ĐÂY để được dược sĩ tư vấn trong thời gian sớm nhất.

    P.Q

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tre-bi-tao-bon-lau-ngay-nguyen-nhan-va-cach-xu-tri-a237128.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    vtc.vn
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Cách xử trí khi trẻ bị táo bón biếng ăn

    Cách xử trí khi trẻ bị táo bón biếng ăn

    Trẻ bị táo bón, biếng ăn đang là vấn đền hết sức đau đầu của nhiều vị phụ huynh hiện nay. Chứng táo bón không chỉ khiến trẻ đau đớn khi đi ngoài mà còn khiến bé biếng ăn,