Thách cưới với giá trên trời tại Trung Quốc: Khuynh gia bại sản, nợ nần chồng chất


Thứ 2, 19/10/2020 | 02:58


“Không đủ tiền thách cưới, không gả con” là chấm đen nổi bật trong bức tranh về hôn nhân ở Trung Quốc đang khiến nhiều người phải bất lực, nhất là ở khu vực nông thôn.

“Không đủ tiền thách cưới, không gả con” là chấm đen nổi bật trong bức tranh về hôn nhân ở Trung Quốc đang khiến nhiều người phải bất lực, nhất là ở khu vực nông thôn.

Một bà mẹ ở Nam Ninh, Nam Trung Quốc, duyệt thông tin về các cô gái, hy vọng một trong số họ sẽ là vợ tương lai của con trai mình. Ảnh: CFP

Cai Zhenying, một người mai mối ở huyện Yujiang, Yingtan, tỉnh Giang Tây, miền Đông Trung Quốc, đã bị chấn động sau khi xem một đoạn video ghi lại hình ảnh chú rể cãi nhau với cô dâu của mình trong đêm tân hôn và đánh cô ấy tử vong vì 200.000 NDT (29.082 USD) quà đính hôn mà cha mẹ anh đã tiết kiệm trong 10 năm. 

Lần đầu tiên, Cai cảm thấy hoàng mang về công việc mai mối mà mình đã làm trong hơn 15 năm qua. Chỉ một ngày trước đó, cô đã ký một thỏa thuận với giá hứa hôn 300.000 NDT.

Cai là một trong những người mai mối ở nông thôn đang tham gia khóa đào tạo chính thức do chính quyền Yujiang tổ chức nhằm giảm thiểu tình trạng thách cưới “trên trời” trong những năm gần đây. 

Những người mai mối nông thôn được cho là một trong những lý do đằng sau “nạn thách cưới”, vì họ được hưởng hoa hồng sau mỗi lần “ngã giá kết duyên” thành công.

Yang Zanmei, chủ tịch liên đoàn phụ nữ ở Yujiang, cho biết giá trị quà đính hôn ở địa phương dao động từ 100.000 NDT đến 400.000 NDT, trung bình là 250.000 NDT, gần gấp đôi so với năm năm trước và tương đương với thu nhập 21 năm của một nông dân địa phương.

Chính quyền Trung Quốc đã có văn bản năm 2019, kêu gọi hạn chế các hủ tục hôn nhân không đúng đắn ở nông thôn và xóa bỏ tình trạng “thét giá cô dâu” cao ngất trời.

Văn phòng Thông tin Quốc vụ viện đã tổ chức một cuộc họp báo để giải thích thêm về tài liệu, trong đó các chuyên gia cho rằng tài liệu này sẽ giúp thúc đẩy việc thực hành các giá trị cốt lõi xã hội chủ nghĩa ở các làng xã và hướng dẫn cư dân nông thôn thay đổi tư duy.

Tiền thách cưới cao ngất ngưởng

Tiền thách cưới khiến nhiều gia đình chao đảo. Ảnh: SCMP

Quà thách cưới và tục trao của hồi môn bắt nguồn từ phong tục hôn nhân của người Trung Quốc từ lâu đời, đặc biệt là ở vùng nông thôn, như một dấu hiệu của thiện ý từ gia đình chú rể.

Nhiều thập kỷ trước, quà thách cưới chỉ đơn thuần là một món quà tượng trưng, ​​và có thể đơn giản là bình giữ nhiệt hoặc một số bộ ga gối. Sau này, nó trở thành “ba món quà” tiêu chuẩn gồm một chiếc đồng hồ, một chiếc xe đạp và một chiếc máy khâu. Vào những năm 1980, các món quà này trở thành các thiết bị điện như TV, tủ lạnh hoặc máy giặt. 

Tuy nhiên, ngày nay, quà thách cưới tại Trung Quốc chở thành một yếu tố vô cùng xa xỉ. Đối với nhiều gia đình, một chiếc xe hơi và một căn hộ đã trở thành thứ phải có. Truyền thống giờ đây đã đi lạc khỏi mục đích ban đầu của nó và khiến nhiều gia đình nông thôn phải đối mặt với sự điêu đứng về tài chính. 

Lấy vợ cho con trai có thể khiến gia đình mất số tiền tiết kiệm cả năm, thậm chí nhiều năm và kéo họ vào nợ nần chồng chất. Đặc biệt, mức tiền thách cưới ở nông thôn Trung Quốc đã tăng chóng mặt.

Những người mai mối ở nông thôn được cho là đã đóng một vai trò quan trọng trong việc khiến khoản chi này đột biến. Một số người mai mối nhận tới 10% tiền sính lễ.

Mai mối vẫn là một phần thiết yếu của quá trình kết hôn ở nông thôn Trung Quốc. Họ được giao phó công việc mai mối cho các cặp đôi và điều hướng các phong tục phức tạp để hoàn tất thỏa thuận giữa hai gia đình về của hồi môn cho cô dâu và các chi tiết nghi lễ. Ý kiến ​​của các nhà mai mối chuyên nghiệp luôn được tôn trọng.

Những người mai mối thường có xu hướng là phụ nữ trung niên, những người hiểu rõ những người độc thân trong làng và đóng vai trò là trạm thu thập thông tin.

Nhiều người mai mối lợi dụng sự thiếu thông tin giữa hai bên gia đình để tự ý nâng giá cô dâu nhằm thu hoa hồng cao hơn. 

Ông Yang nói: “Giá cô dâu tăng vọt đã gián tiếp gây ra bi kịch cho một số cô gái nông thôn. Những cô gái có em trai trở thành nạn nhân của những cuộc hôn nhân hám lợi do gia đình tìm cách kiếm tiền nuôi con trai bằng cách đòi giá làm dâu cao từ bố mẹ chồng”.

Ma Junfeng, một thẩm phán của tòa án nhân dân quận Yujiang, người đã nghiên cứu vấn đề này trong ba năm, nói với Global Times rằng các tranh chấp do giá cô dâu gây ra là nổi cộm ở Yujiang, và chủ yếu là do nền kinh tế kém phát triển và số lượng phụ nữ ra ngoài lớn đã làm trầm trọng thêm tình trạng mất cân bằng dân số giữa nam và nữ. 

Theo số liệu từ National YuBureau of Statistics, năm 2018, Trung Quốc có 713,51 triệu nam và 681,87 triệu nữ, theo đó, số lượng nam nhiều hơn nữ tới 31,64 triệu người.

Dữ liệu do Nhật báo Gannan có trụ sở tại Giang Tây công bố vào tháng 2 cho thấy thu nhập khả dụng bình quân đầu người thực tế của cư dân nông thôn ở Giang Tây là 11.744 NDT vào năm 2018. Trả giá cô dâu khoảng 300.000 NDT có nghĩa là một cặp vợ chồng nông thôn sẽ phải tiết kiệm tiền ít nhất 15 năm để lấy một người vợ cho con trai của họ. 

Mai mối lành mạnh

Những người mai mối giữ ai trò vô cùng quan trọng. Ảnh: Getty

Vào tháng 4, chính quyền huyện Yujiang và liên đoàn phụ nữ địa phương và văn phòng tư pháp đã cùng nhau thành lập lớp đào tạo mai mối đầu tiên, nhằm hạn chế hủ tục ép giá cô dâu cao thông qua việc điều chỉnh giá trị của những người mai mối và đảm bảo những người mai mối có vai trò lành mạnh hơn trong quá trình kết hôn.

Với tư cách là diễn giả chính, bà Ma có bài phát biểu về lịch sử của những món quà hứa hôn, quá trình tiến hóa của chúng cũng như những tranh chấp và các vụ án hình sự mà chúng có thể dẫn đến.

Bà Ma nhấn mạnh rằng nếu giá cô dâu tiếp tục tăng cao không thể kiểm soát, thì cuối cùng nó sẽ gây thiệt hại cho những người mai mối, vì ngày càng ít người có thể mua được vợ và lòng tin của dân làng đối với người mai mối cũng có thể sụp đổ.

Các video và phim ngắn được sử dụng để đưa ra các đề xuất cụ thể. Bà mối Cai cũng tham gia khóa đào tạo. Cai cho biết: “Những người mai mối ở làng tôi đều đến buổi thuyết trình vì nó liên quan mật thiết đến nghề nghiệp của chúng tôi".

Bà Cai cho biết: “Mãi cho đến khi tôi đến lớp đào tạo, tôi mới nhận ra tác động khiến giá cô dâu cao ngất trời. 

"Một thị trường mai mối lành mạnh là rất quan trọng đối với một cộng đồng nông thôn. Giờ là lúc chúng tôi cố gắng thuyết phục những người khác kiềm chế giá cả", bà mối Cai nói.

Chính quyền địa phương cũng có kế hoạch để các bà mối đăng ký và thành lập các hiệp hội để họ điều chỉnh hành động của các bà mối.

“Các đảng viên và quan chức sẽ là nhóm đầu tiên ký cam kết quà tặng hứa hôn không vượt quá 100.000 NDT”, Yi Changqing, phó trưởng phòng tổ chức của thành ủy Yujiang, nói với Global Times.

Quy ước của người mai mối ở làng Dukou, Yujiang quy định rằng người mai mối không được nhận tiền hoa hồng trên 2.000 NDT. Bàn tiệc giới hạn 20 bàn, mỗi bàn tối đa 12 người. Ngân sách cho mỗi bàn phải trong vòng 400 NDT.

Mục đích chính của khóa đào tạo là giúp các bà mối hiểu đúng về thực chất của tiền thách cưới, hiểu được tác hại của việc đòi giá cô dâu cao ngất ngưởng gây ra, đồng thời hình thành đạo đức nghề nghiệp tốt và đúng đắn. 

Mất cân bằng giới tính

Li Yinhe, một nhà tình dục học nổi tiếng của Trung Quốc nhận xét rằng tỷ lệ mất cân bằng giới tính, cộng với tác động của các phong tục xã hội và quy luật thị trường, khiến vấn đề này khó giải quyết một cách căn bản trong thời gian ngắn..
Tại Shaxi, một ngôi làng ở Yujiang với hơn 1.600 người, tỷ lệ giới tính nam-nữ là là 3: 1.

Ở khu vực phía Tây Nam kém phát triển của đất nước, tình hình còn tồi tệ hơn.

Zhao Qingjie, giáo sư tại Đại học Khoa học Chính trị và Luật Trung Quốc, tmột báo cáo trên tờ China Youth Daily vào tháng 5, nói rằng giá cô dâu cao ngất trời không chỉ là vấn đề kinh tế mà còn liên quan đến giáo dục, an sinh xã hội và khoảng cách giàu nghèo. 

Ông nhìn thấy cái gốc của giải pháp trong phát triển kinh tế nông thôn. Ông nói: Chỉ bằng cách nâng cao thu nhập của nông dân và xóa bỏ khoảng cách giữa thu nhập nông thôn và thành thị thì vấn đề này mới có thể được cải thiện trực tiếp.

Mộc Miên (Theo Global Times)


Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/thach-cuoi-voi-gia-tren-troi-tai-trung-quoc-khuynh-gia-bai-san-no-nan-chong-chat-a342712.html