Tam Quốc: Công thần được Lưu Bị tín nhiệm lại hại chết 3 người trong Ngũ Hổ tướng


Thứ 2, 15/06/2020 | 14:00


Cùng sự kiện

Sự phản bội của Mi Phương giống như "hiệu ứng domino" dẫn đến một loạt bi kịch sau đó của nhà Thục Hán.

Sự phản bội của Mi Phương giống như "hiệu ứng domino" dẫn đến một loạt bi kịch sau đó của nhà Thục Hán.

Lưu Bị: Ảnh minh họa

Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, bên cạnh quân sư số 1 Gia Cát Lượng, Ngũ hổ tướng Quan Vũ - Trương Phi - Triệu Vân - Hoàng Trung - Mã Siêu được Lưu Bị xem trọng hơn cả.

Tuy nhiên, trước khi có Ngọa Long Gia Cát Lượng và Phượng Sồ Bàng Thống, Lưu Bị tín nhiệm nhất lại mưu sĩ Mi Phương, nhưng đây cũng chính là nhân vật hại chết 3 người trong Ngũ hổ tướng.

Khi Lưu Bị tới nương nhờ Từ Châu Mục Đào Khiêm, Mi Phương đã rất thân với Lưu Bị. Ông cùng anh trai My Chúc đem toàn bộ khối tài sản kếch xù ủng hộ và trợ giúp Lưu Bị khởi nghiệp. Trong suốt thời gian sau đó, ông từng vào sinh ra tử với Lưu Bị nhiều lần, như trong trận Trường Bản.

Khi Lưu Bị binh bại phải đầu hàng Tào Tháo, Mi Phương từng được Tào Tháo nhiều lần lôi kéo nhưng ông nhất quyết cự tuyệt, tiếp tục cùng Lưu Bị lang bạt khắp nơi. Có thể nói, Mi Phương là người trung nghĩa hiếm gặp, ông cũng chính là anh của Mi phu nhân - vợ của Lưu Bị.

Sau khi Lưu Bị giành được Hán Trung, tự xưng Hán Trung Vương, đã sắc phong Mi Phương làm Thái thú Nam quận, đủ để thấy Lưu Bị xem trọng Mi Phương như nào.

Mi Phương nhiều lần vào sinh ra tử, có công rất lớn giúp Lưu Bị lập đại nghiệp thành công.

Vốn dĩ Mi Phương có thể tận trung phục vụ cho nhà Thục Hán, chỉ tiếc ông và người huynh đệ Quan Vũ của Lưu Bị lại bất hòa, để rồi dẫn đến một loạt những bi kịch sau này.

Khi Quan Vũ phát động cuộc chiến Tương-Phàn, Mi Phương chỉ được giao trấn giữ hậu phương, phụ trách việc cung cấp lương thảo cho tiền tuyến. Cho rằng đây là một công việc nhỏ nhặt, Mi Phương đã có lời trách móc Quan Vũ không coi trọng mình.

Sau chiến tích dùng nước lũ nhấn chìm quân Tào, vây hãm Phàn Thành, Quan Vũ càng thêm kiêu ngạo. Hơn nữa khi ấy, vì không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ hậu cần, My Phương đã bị Quan Vũ mắng chửi, từ đó ghi hận trong lòng.

Quan Vũ sau đó bị Đồng Ngô Lục Tốn "đâm một nhát dao sau lưng", tập kích Kinh Châu. Mi Phương không xuất quân ứng cứu Kinh Châu mà lựa chọn hàng Ngô, khiến Quan Vũ không còn đường lui, phải chạy về Mạch Thành, cuối cùng bị Lã Mông vây bắt và xử tử.

Nếu không bị Quan Vũ xem thường, Mi Phương đã không đầu hàng Đông Ngô.

Sự phản bội của Mi Phương giống như "hiệu ứng domino" dẫn đến một loạt bi kịch sau đó. Trương Phi vì quá đau buồn, ngày ngày đắm chìm trong men rượu, thường xuyên quát nạt binh lính khiến tướng sĩ dưới trướng bất mãn, cuối cùng bị ám sát bởi chính thủ hạ của mình.

Không lâu sau cái chết của Quan Vũ, Lưu Bị xưng đế, hạ chiếu phát động cuộc chiến phạt Ngô, báo thù cho Quan Vũ, bất chấp sự can ngăn của quần thần trong triều. Cuối cùng, rơi vào bẫy của Lục Tốn, bị thiêu sạch mấy chục vạn quân ở Chi Lăng, đại bại rút về Bạch Đế. Trận chiến vô nghĩa đó còn khiến Thục Hán mất đi lão tướng Hoàng Trung.

Trực tiếp khiến Quan Vũ tử trận, gián tiếp hại chết Trương Phi và Hoàng Trung, La Quán Trung tiên sinh trong Tam Quốc Diễn Nghĩa đã hư cấu kết cục của Mi Phương như sau: Khi Lưu Bị phạt Ngô để trả thù, Mi Phương vì sợ nên đã cùng với Phó Sĩ Nhân chém đầu chủ tướng của mình là nhân vật Mã Trung dâng lên Lưu Bị để chuộc tội. Tuy nhien, Lưu Bị trong cơn tức giận kiên quyết không tha, hạ lệnh cho Quan Hưng hành quyết cả hai để tế vong hồn Quan Vũ.

Trên thực tế, sau khi hàng Ngô, Mi Phương hay cả Phó Sĩ Nhân đều sống rất tốt và còn thọ hơn Lưu Bị.

Thất bại của Quan Vũ chủ yếu là do tính cách quá kiêu ngạo, coi thường Đông Ngô để rồi mất đi Kinh Châu. Nếu Quan Vũ không kiêu ngạo, ông đã không xem thường Mi Phương và sẽ không bị chặn đứt đường lui khi bại trận như vậy.

Hoa Vũ (Theo Sohu)

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tam-quoc-cong-than-duoc-luu-bi-tin-nhiem-lai-hai-chet-3-nguoi-trong-ngu-ho-tuong-a327267.html