Cửu Âm Chân Kinh hay Cửu Dương Chân Kinh mới là thiên hạ võ học chí cao?


Thứ 3, 06/10/2020 | 01:43


Cùng sự kiện

Phàm người nào học được Cửu Âm Chân Kinh hoặc Cửu Dương Chân Kinh đều là tuyệt thế cao thủ trong võ lâm.

Phàm người nào học được Cửu Âm Chân Kinh hoặc Cửu Dương Chân Kinh đều là tuyệt thế cao thủ trong võ lâm.

Thế giới võ hiệp của Kim Dung có rất nhiều tuyệt thế cao thủ với những kỳ môn võ học nổi tiếng.

Trong thế giới võ hiệp của Kim Dung, có rất nhiều kỳ môn võ học nổi tiếng như Giáng Long Thập Bát Chưởng, Lục Mạch Thần Kiếm, Bắc Minh Thần Công, Càn Khôn Đại Na Di, Ám Nhiên Tiêu Hồn Chưởng,... Đây gần như là "hành trang" không thể thiếu của các vị đại hiệp khi hành tẩu giang hồ.

Vậy dưới ngòi bút của Kim Dung, môn võ công nào là lợi hại nhất? Đây là câu hỏi phổ biến và gây tranh cãi nhất, bởi mỗi người hâm mộ tiểu thuyết Kim Dung đều có những quan điểm của riêng mình. Có ý kiến cho rằng đó là Giáng Long Thập Bát Chưởng làm nên thương hiệu của Tiêu Phong hay Quách Tĩnh, có người thì nghĩ mạnh nhất phải là Ám Nhiên Tiêu Hồn Chưởng của Thần điêu đại hiệp Dương Quá.

Đối với những độc giả đam mê và am hiểu chuyên sâu về võ hiệp Kim Dung, họ sẽ không đặt nghi vấn đơn giản như vậy, mà sẽ nghiên cứu cụ thể và thâm sâu hơn với câu hỏi: "Cửu Âm Chân Kinh và Cửu Dương Chân Kinh, loại nào mới là võ học chí cao của thiên hạ?".

Quách Tĩnh là một trong số ít cao thủ lĩnh hội được Cửu Âm Chân Kinh.

Cửu Âm Chân Kinh do một người có tên là Hoàng Thường tạo ra. Ông là một quan văn trong triều dưới thời đại vua Huy Tông triều Tống, theo lệnh của hoàng đế thu thập hết sách của Đạo gia 5481 quyển viết thành bộ sách Vạn thọ Đạo tàng. Từ đó, Hoàng Thường đã học được toàn bộ các bí kíp võ học Đạo gia và trở thành một cao thủ võ lâm.

Sau khi Hoàng Thường nhận lệnh triều đình tiêu diệt Minh Giáo không thành, ông bị các cao thủ Minh Giáo quay lại hỏi tội. Do kẻ thù quá đông ông không chống nổi, kết quả là cả nhà Hoàng Thường bị sát hại, chỉ một mình Hoàng Thường thoát nạn chạy lên núi ẩn náu quyết rèn luyện võ công cao cường để trả thù.

Sau một thời gian dài tu luyện và ngộ được đạo lý võ học, Hoàng Thường xuống núi với ý định trả thù nhưng ông nhận ra tất cả các đối thủ đều đã chết hết, thậm chí con cái đối thủ cũng đã già nua, Hoàng Thường hết ý định trả thù, nhưng tiếc những kiến thức võ học Đạo gia mà mình học được nên viết thành bộ Cửu âm chân kinh gồm 2 quyển Thượng - Hạ.

Quyển thượng bao gồm đạo lý thâm ảo của Đạo gia từ đó đúc kết thành bí kíp rèn luyện nội công căn bản, còn quyển hạ gồm các chiêu thức khắc địch và bảo vệ thân thể.

Nếu như Cửu Âm Chân Kinh là bí kíp hướng dẫn cách tu tập nội công và các chiêu số võ công thắng địch thì Cửu dương chân kinh lại là bí kíp thuần túy tu luyện nội lực.

Trương Vô Kỵ chỉ mất vài năm tu luyện Cửu Dương Thần Công để có thể trở thành cao thủ bậc nhất trong Ỷ Thiên Đồ Long Ký.

Xuất hiện chủ yếu trong bộ Ỷ Thiên Đồ Long Ký, Cửu Dương Chân Kinh hay còn gọi là Cửu Dương Thần Công, được ghi lại bằng tiếng Phạn trong cuốn Lăng Già Kinh ở Tàng Kinh Các của Thiếu Lâm Tự.

Có nhiều người học được Cửu Dương Thần Công nhưng chỉ có Giác Viễn và Trương Vô Kỵ là lĩnh hội được đầy đủ.

Phàm những ai luyện được một trong hai môn võ công này đều là tuyệt thế cao thủ. Rất khó để so sánh sự cao thấp giữa Cửu Âm Chân Kinh và Cửu Dương Thần Công, thậm chí có thể nói chúng không thể tách rời.

Thắng tổ sư phái Toàn Chân là Vương Trùng Dương, từng được mượn đọc Cửu âm chân kinh, mặc dù bội phục võ công tinh diệu trong kinh thư nhưng nhận ra kinh thư chỉ thiên về lấy nhu thắng cương, lấy âm thắng dương, không bằng âm dương hòa hợp. Vì thế ở bên lề bốn cuốn Lăng Già kinh viết nên bộ Cửu dương thần công do chính mình sáng chế. So với Cửu Âm Chân Kinh thuần âm thì Cửu Dương Thần Công có âm dương điều hòa, cương nhu trung hòa, hỗ trợ nhau.

Trương Vô Kỵ khi luyện thành Cửu Dương Thần công thì vô cùng bội phục triết lí võ học không thiên lệch, nghĩ thầm bộ kinh này phải gọi là "Âm Dương Hỗ Tế Kinh", nếu chỉ gọi là Cửu Dương thì vẫn không khỏi thiên lệch.

Theo mô tả của Kim Dung trong Ỷ thiên đồ long ký, khi luyện thành Cửu dương thần công thì trong mình người học sẽ có được nội công Cửu dương thần công hùng hậu vào loại bậc nhất mà không môn nội công nào khác có thể vượt qua.

Video: Trương Vô Kỵ trấn áp quần hùng ở Quang Minh đỉnh. Nguồn: Youtube

Nói về hai loại võ công này, có lẽ Trương Tam Phong, người sáng lập ra phái Võ Đang là nhân vật nắm rõ nhất.

Trong Thần Điều Hiệp Lữ, Trương Tam Phong đã được chứng kiến sự lợi hại của Cửu Âm Chân Kinh. Còn trong Ỷ Thiên Đồ Long Ký, ông cũng được cảm nhận nội lực Cửu Dương Thần Công từ Trương Vô Kỵ.

Cũng chính vào lúc Trương Tam Phong được Trương Vộ Kỵ dùng nội lực trị thương, ông đã thầm nghĩ rằng trong thiên hạ này ngoài Quách Tĩnh và bản thân mình ra, chưa ai có được nội lực thâm hậu như vây.

Trương Tam Phong công nhận nội lực của Trương Vô Kỵ không thua kém ông và Quách Tĩnh.

Đáng nói, trong khi Quách Tĩnh phải bền bỉ kiên trì hàng chục năm và Trương Tam Phong đến khi 100 tuổi mới có thể luyện đến cảnh giới thượng thừa, thì Trương Vô Kỵ chỉ mất vài năm ngẳn ngủi.

Do đó, có thể nói so với Cửu Âm Chân Kinh thì Cửu Dương Thần Công cân bằng hơn và có tốc độ phát triển nhanh hơn.

Hoa Vũ (Theo Sohu)


Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cuu-am-chan-kinh-hay-cuu-duong-chan-kinh-moi-la-thien-ha-vo-hoc-chi-cao-a341463.html