Không phải chém đầu, 9 đại hình sau mới là án phạt tàn nhẫn nhất của lịch sử phong kiến


Thứ 4, 24/06/2020 | 14:00


Cùng sự kiện

Đại hình là một phần quan trọng trong hệ thống pháp luật phong kiến Trung Quốc cổ đại, chứa đầy bạo lực nhằm phục vụ cho mục đích trị quốc của hoàng thất.

Đại hình là một phần quan trọng trong hệ thống pháp luật phong kiến Trung Quốc cổ đại, chứa đầy bạo lực nhằm phục vụ cho mục đích trị quốc của hoàng thất.

10. Cung hình

Cung hình là một hình phạt về thể xác, nhằm "loại bỏ" bộ phận sinh dục của người đàn ông và tước đi chức năng sinh sản của người phụ nữ. Đối với người phụ nữ, cung hình còn được gọi là "u bế", người hành hình sẽ dùng gậy đánh mạnh vào phần dưới bụng, khiến người phụ nữ bị sa tử cung mà mất đi khả năng sinh sản.

9. Nguyệt hình

Nguyệt hình có 2 hình thức, chặt xương đầu gối hoặc chặt cụt chân. Nhân vật nổi tiếng từng phải chịu đại hình này là Tôn Tẫn, một quân sư, một nhà chỉ huy quân sự nổi tiếng người nước Tề thời chiến quốc. Ông đã bị sư huynh của mình hãm hại và áp dụng loại hình này. Chữ "Tẫn" trong tên ông có nghĩa "hình phạt chặt xương đầu gối", xuất phát từ sự kiện này.

8. Chém đầu

Chém đầu là một phương pháp thi hành án tàn nhẫn nhưng rất phổ biến ở các triều đại thời phong kiến. Hình phạt này thường được áp dụng nhằm răn đe dân chúng, phục vụ cho mục đích trị quốc của Hoàng đế.

7. Chém ngang lưng

Hình phạt này còn tàn nhẫn hơn cả chặt đầu. Tù nhân sẽ bị chém đôi người bằng một cây đao dài, điều này khiến họ sẽ không thể chết ngay lập tức và sẽ mất 1 ít thời gian để chịu cảm giác đau đớn cùng cực trước khi chết.

Minh Thành Tổ Chu Đệ đã giết Phương Hiếu Nhũ bằng đại hình này. Người ta nói rằng sau khi thanh đao chém xuống, Hiếu Nhũ dùng bàn tay nhuốm máu, viết 12 chữ "soán" rồi mới chết.

6. Siết cổ đến chết

Một hình phạt tử hình tàn khốc. Theo đó, tù nhân sẽ bị siết cổ bằng một sợi dây thừng cho đến ngạt thở mà chết.

5. Sơ tẩy

Trong tiếng Trung, sơ tẩy để chỉ việc chải chuốt làm đẹp của người phụ nữ, tuy nhiên thời cổ đại, nó lại là một hình phạt vô cùng tàn nhẫn. Sơ tẩy là sử dụng một bàn chải sắt, cào da thịt trên người phạm tội, cho đến khi thịt lóc khỏi xương, đau đớn mà chết. Nhiều giả thuyết cho rằng Chu Nguyên Chương là người đã phát minh ra hình phạt tàn nhẫn này.

4. Hầm sát

Một đại hình đem người sống vào nồi nước sôi cho đến chết, sự tàn bạo. Trụ Vương thời nhà Thương đã giết Bá Ấp Khảo bằng hình phạt tàn khốc này.

3. Lột da

Như tên của nó, là một hình phạt lột da người. Có 2 kiểu lột da, một là lột da người đã bị xử tử, hoặc lột da người vẫn còn sống. Đến thời nhà Minh, hình phạt này còn tàn nhẫn hơn khi da người bị lột còn bị treo lên thị chúng.

2. Ngũ mã phanh thây

5 chiếc xe ngựa được sử dụng để kéo tứ chi và đầu của tội phạm theo các hướng khác nhau. Hình phạt này không dễ như việc xé một thời giấy mà chúng ta thấy trên phim ảnh, bởi cơ và xương của con người có khả năng chịu kéo mạnh mẽ. Vì vậy, người chịu hành sẽ phải trải qua một cơn đau kéo dài vô cùng khủng khiếp trước khi chết.

1. Lăng trì

Một loại tử hình hành hạ thể xác. Những con dao sắc nhọn được sử dụng để cứa lên người, cắt đứt thịt, cơ gân và cơ thể của tù nhân thành nhiều mảnh, nhằm kéo dài thời gian tử vong trong cơn đau đớn thể xác đến mức tối đa. Sự tàn ác của Lăng trì khiến nó được đánh giá là hình phạt vô nhân đạo nhất thế giới. Người ta nói rằng nó có thể được chia thành ba mức độ, mức độ 1 là 3.357 đao, mức hai là 2.896 đao và mức 3 là 1.585.

Hoa Vũ (Theo Sohu)

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/khong-phai-chem-dau-9-dai-hinh-sau-moi-la-an-phat-tan-nhan-nhat-cua-lich-su-phong-kien-a328422.html