Người phụ nữ sau khi qua đời khiến vua Càn Long thay đổi tính cách, cả đời ôm nỗi thương nhớ trong tim


Thứ 4, 12/08/2020 | 14:00


Cùng sự kiện

Trong số các phi tần của Hoàng đế Càn Long, có một người phụ nữ sau khi qua đời đã khiến tính tình của ông thay đổi mạnh mẽ, cả đời mang nỗi thương nhớ trong tim.

Trong số các phi tần của Hoàng đế Càn Long, có một người phụ nữ sau khi qua đời đã khiến tính tình của ông vua nổi tiếng bậc nhất trong lịch sử Trung Quốc thay đổi mạnh mẽ, cả đời mang nỗi thương nhớ trong tim.

Ngày nay, nhiều bộ phim cung đấu nhà Thanh dựa trên bối cảnh giai đoạn ngự trị của Hoàng đế Càn Long, khiến ông trở thành một trong những hoàng đế nổi tiếng nhất lịch sử Trung Hoa.

Hoàng đế Càn Long vốn rất phong lưu, quyền cao chức trọng, là người rất tài hoa, văn võ song toàn, và còn một vị hoàng đế nhân từ. Chẳng trách mà hậu cung của Hoàng đế Càn Long có vô số phi tần, thậm chí là cả những mỹ nhân Giang Nam xa xôi.

Trong đó, có một người phụ nữ sau khi qua đời đã khiến tính cách Càn Long thay đổi mạnh mẽ, suốt 48 năm sau vẫn luôn ghi nhớ trong tim. Đó là Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu Phú Sát thị.

Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu xuất thân từ danh tộc Phú Sát thị ở Sa Tế, thuộc Mãn Châu Tương Hoàng Kỳ. Cha là Sát Cáp Nhĩ Tổng quản Lý Vinh Bảo, ông nội là Hộ bộ Thượng thư Mễ Tư Hàn. Phú Sát thị từ nhỏ đã có một gia thế hoàn hảo của một tiểu thư khuê các, được tiếp nhận cách giáo dục chính thống, cầm kỳ thi họa đều tinh thông.

Đặc biệt, Phú Sát thị vô cùng điềm tĩnh, dịu dàng lương thiện. Đích thân Hoàng đế Ung Chính từng đánh giá ở Phú Sát thị hội tụ đủ yếu tố của bậc mẫu nghi thiên hạ.

Năm Ung Chính thứ 5, Phú Sát thị 16 tuổi tham gia Bát Kỳ tuyển tú - cuộc thi lựa chọn hôn phối cho thành viên hoàng thất, thứ đến là làm hậu cung tần phi.

Cuối cùng Ung Chính Đế nhìn ra Phú Sát thị đoan trang tú mỹ văn tĩnh thiếu nữ, quyết định chỉ thị làm Đích Phúc tấn của Hoàng tứ tử Hoằng Lịch.

Chính những phẩm chất hiếu thảo và đức hạnh của Phú Sát thị là lý do chính khiến Càn Long yêu mến. Mặc dù xuất thân trong một gia đình danh giá nhưng Phú Sát thị không hề kiêu căng hay xấu tính, trái lại còn không thích xa hoa, không thích trang sức vàng bạc mà chỉ thích những thứ như hoa lá cỏ cây.

Bất cứ khi nào Hoàng đế Càn Long ghé thăm tẩm cung của Phú Sát thị, ông luôn bị thu hút bởi khí chất tự nhiên và trong sáng của bà. Nàng Đích phúc tần hiền lương đã tự tay làm một túi thơm bằng lông đuôi hươu và tặng cho Càn Long để bày tỏ lòng biết ơn đối với những vất vả của tổ tiên khi lập nên đại nghiệp cũng như những khó khăn của đất nước. Hoàng đế Càn Long rất trân trọng và luôn đem theo trên người để luôn tự nhắc nhở mình.

Ai cũng biết Càn Long rất hiếu thuận với thân mẫu của mình là Hoàng thái hậu Sùng Khánh, Phú Sát thị từ khi còn là Đích phúc tấn cho đến lúc làm Hoàng hậu cũng vậy. Trong khi Hoàng đế Càn Long phụ trách chính sự, thì Phú Sát Hoàng hậu sẽ thay phu quân báo hiếu. Mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu giữa Phú Sát Hoàng hậu và Sùng Khánh Thái hậu rất ôn hòa, như mẹ con ruột trong nhà.

Với tất cả phẩm hạnh như vậy, thử hỏi làm sao mà Hoàng đế Càn Long có thể không sủng ái Phú Sát thị?

Phú Sát Hoàng hậu hạ sinh được hai Hoàng tử, sau đều được chọn làm thái tử.

Đầu tiên là Hoàng tử Vĩnh Liên được đặt nhiều kỳ vọng, lại là đích tôn, văn thao võ lược, được Càn Long lựa chọn là người kế vị trong tương lai. Tuy nhiên, năm Càn Long thứ 3, Vĩnh Liên không may nhiễm phong hàn mà qua đời khi mới 8 tuổi. Phú Sát Hoàng hậu đã chịu đả kích lớn.

Năm Càn Long thứ 11, Phú Sát Hoàng hậu lúc này 30 tuổi, đã hạ sinh ra hoàng tử Vĩnh Tông, hoàng tử thứ 7 của Càn Long Đế.

Trước đó, nghe tin bà mang thai, Càn Long Đế phá bỏ lệ thường hay du ngoạn Viên Minh Viên đón tết Nguyên tiêu, mà ở lại Tử Cấm Thành bầu bạn với mẹ con bà. Hoàng hậu sinh hạ Hoàng thất tử, cùng ngày gặp mưa sau nhiều tháng hạn hán kéo dài, Càn Long Đế vốn hết lòng tin theo Phật giáo đã thập phần vui sướng, lần cảm thán thiên ân chiếu cố.

Hoàng thất tử nhỏ tuổi mà đĩnh ngộ xuất chúng khiến Càn Long Đế yêu thương tha thiết, tên Vĩnh Tông của hoàng tử chính là ngầm ý là người trở thành Trữ quân tương lai.

Tuy nhiên, tử thần vẫn không buông tha cho vị hoàng tử này. Vĩnh Tông khi chưa đầy 2 tuổi đã không may chết yểu. Hoàng đế Càn Long vô cùng đau lòng. Thế nhưng, cũng từ việc hai vị hoàng tử của Phú Sát Hoàng hậu được tin yêu chọn làm Thái tử, cũng chứng minh tình cảm sâu đậm của Càn Long dành cho bà.

Hoàng lăng nhà Thanh có 20 lăng mộ, chỉ có duy nhất 1 lăng mộ thái tử là còn con trai Phú Sát Hoàng hậu. Phú Sát Hoàng hậu do quá đau buồn vì cái chết liên tiếp của các con mà đổ bệnh, rồi qua đời không lâu sau đó, để lại niềm tiếc thương vô hạn cho Hoàng đế Càng Long.

Sau khi Phú Sát Hoàng hậu mất, Hoàng đế Càn Long đích thân đặt thụy hiệu cho bà. Cần biết rằng, theo từ nhiều năm trước đó, việc đặt thụy hiệu của triều đình do Lễ bộ soạn sẵn, hoàng đế chỉ việc phê chuẩn lựa chọn. Hành động đặc biệt của Hoàng đế Càn Long chính là chân ái ông dành cho Phú Sát Hoàng hậu.

Kể từ sau sự ra đi của Phú Sát Hoàng hậu, Càn Long Đế tính tình thay đổi. Ông trở nên ít nói, hay chán nản và thường tỏ ra mất bình tĩnh một cách khó hiểu.

Có thể nói Hoàng đế Càn Long dùng cả đời để tiếc thương Phú Sát Hoàng hậu. Hết đầy tháng, 2 tháng, trăm ngày, di phụng,... ông đều viết thơ để truy điệu người vợ xấu số. Có hơn trăm bài thơ được Càn Long Đế viết dành tặng cho Phú Sát Hoàng hậu. Bài nào cũng chứa những vần thơ với từ ngữ bi thương, thể hiện tâm tình của một người chồng dành cho vợ mình.

Trong đó có bài "Mậu Thần Đại Hành hoàng hậu vãn thi", nói lên tình cảm phu thê 22 năm sâu nặng với Phú Sát Hoàng hậu và nỗi đau thống khổ mà Hoàng đế Càn Long phải gánh chịu. 

Là một hoàng đế, yêu cầu của Càn Long đối với phụ nữ tất nhiên không chỉ giới hạn ở ngoại hình, ông quan tâm nhiều hơn đến nội tâm và tính cách. Từ những bài thơ mà Càn Long dành tặng cho Phú Sát Hoàng hậu, có thể thấy rằng bà là một người phụ nữ quyến rũ, độc nhất vô nhị trong lòng vị hoàng đế thọ nhất lịch sử Trung Hoa.

Hoa Vũ (Theo Sohu)

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nguoi-phu-nu-sau-khi-qua-doi-khien-vua-can-long-thay-doi-tinh-cach-ca-doi-om-noi-thuong-nho-trong-tim-a334674.html