Tam Quốc: Không phải Chi Lăng, thất bại tại Phàn Thành mới là "đòn chí mạng" khiến Thục Hán sụp đổ


Thứ 6, 29/05/2020 | 14:00


Cùng sự kiện

Thất bại tại Phàn Thành khiến nhà Thục mất đi Kinh Châu, viên gạch quan trọng nhất trong kế hoạch phục hưng Hán Thất của Gia Cát Lượng.

Thất bại tại Phàn Thành khiến nhà Thục mất đi Kinh Châu, viên gạch quan trọng nhất trong kế hoạch phục hưng Hán Thất của Gia Cát Lượng.

Thất bại tại Di Lăng là một đòn nặng nề giáng vào chính quyền mới thành lập của Lưu Bị.

Năm Công Nguyên 221, Lưu Bị xưng đế, lập ra nhà Thục Hán. Ngay sau đó, lấy lý do báo thù cho cái chết của Quan Vũ, thực chất là đòi lại Kinh Châu, Lưu Bị bỏ ngoài tài lời khuyên của Gia Cát Lượng và Triệu Vân, quyết định xuất binh phạt Ngô.

Tôn Quyên biết tin đại quân nhà Thục chuẩn bị tiến binh vào Giang Đông nên vô cùng lo lắng, liền phái sứ giả cầu hòa. Thậm chí, mưu sĩ nhà Ngô Gia Cát Cẩn, cũng là huynh trưởng của Gia Cát Lượng đã gửi tốc thư mong Lưu Bị suy nghĩ đến đại cục, tuy nhiên không khiến cơn giận của Lưu Bị nguôi ngoài.

Lưu Bị trực tiếp để Triệu Vân phòng thủ Giang Châu, Gia Cát Lượng trấn giữ hậu phương, còn ông đích thân dẫn đại quân thảo phạt Đông Ngô.

Vào thời điểm đó, biên giới Thục - Ngô đã được dịch chuyển về gần núi Vu Sơn, Tam Hiệp của sông Trường Giang trở thành kênh chính giữa hai nước. Lưu Bị phái các tướng Ngô Ban, Phùng Tập và Trương Nam dẫn khoảng 30.000 quân làm tiên phong. Rất nhanh chóng, đội quân này đã công hạ được Hiệp Khẩu, sau đó chiếm đoạt được Tỷ Quy. Để ngăn Tào Phi thừa cơ nam hạ, Lưu Bị để Hoàng Quyền trấn thủ ở bờ bắc Trường Giang.

Tôn Quyền nhận thấy quân Thục khí thế hừng hực, ông đành phải xưng thần với nhà Ngụy để tránh việc phải đối đầu cùng lúc với 2 thế lực, đồng thời phong Lục Tốn làm Đại đô đốc, cùng Chu Nhiên và Hàn Đương dẫn 5 vạn quân ngăn chặn Lưu Bị.

Không lâu sau thất bại Di Lăng, Lưu Bị qua đời tại thành Bạch Đế.

Lục Tốn sau khi phân tích binh lực 2 bên, sĩ khí đến địa hình, nhận định quân Thục nằm hoàn toàn lợi thế, nếu đối đầu trực diện ắt quân Ngô đại bại, vì vậy liên tiếp tránh né múi giáo của quân Thục, chờ cơ hội phá địch.

Để tránh thương vong, Lục Tốn tiếp tục hạ lệnh cho tiền quân vứt bỏ Di Lăng, rút về Khiếu Đình củng cố phòng tuyến, tự mình đặt đại bản doanh ở Di Đạo phía nam Trường Giang cố thủ.

Thấy quân Ngô rút lui, Lưu Bị bèn chiếm đóng Di Lăng, hạ lệnh cho quân thủy lên bộ hạ trại. Giữa Tỉ Quy và Hào Đình cách nhau 700 dặm, Lưu Bị lập ra liên tiếp mấy chục doanh trại bằng gỗ cây rừng.

Sau đó hai bên rơi vào trạng thái giằng co nhau trong 4 tháng. Lưu Bị nhiều lần khiêu chiến nhưng Lục Tốn không đánh, và ông cũng không có cách gì phá được phòng tuyến của Đông Ngô.

Cuối tháng 6 năm Công Nguyên 222, thời tiết nắng nóng, thêm việc hành quân lâu ngày không chiến, khiến quân Thục rệu rã mệt mỏi. Nhận thấy cơ hội đã tới, Lục Tốn lệnh cho Chu Nhiên cũng các tướng lĩnh chuẩn bị nhiều cỏ khô và củi lửa, để chuẩn bị phá địch.

Nửa đêm, quân Ngô áp sát trại Thục và nổi lửa tấn công. Mùa hè nóng nực, trại quân Thục nằm trong rừng nhiều cây nên lửa rất dễ bén. Doanh trại 700 dặm của quân Thục nhanh chóng bốc lửa, trở nên hỗn loạn, 70 vạn đại quân chìm trong biển lửa, Lưu Bị may mắn được Triệu Vân ứng cứu rút về thành Bạch Đế.

Thất bại tại Di Lăng khiến Lưu Bị gần như mất sạch đội quân tinh nhuệ và các tướng lĩnh trẻ tuổi, nhà Thục Hán đang từ thế lực đáng gờm nhất bỗng chốc như cây non trong bão, có thể bị thổi gãy bất cứ lúc nào.

Vì vậy, nhiều người nhận định rằng, thất bại tại trận Chi Lăng như một "đòn chí mạng" khiến nhà Thục trở thành quốc gia đầu tiên sụp đổ.

Thất bại tại Phàn Thành của Quan Vũ mới là nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự sụp đổ của nhà Thục Hán sau này.

Trên thực tế thất bại tại trận Phàn Thành của Quan Vũ mới là "đòn chí mạng" nhất. Sau đại chiến Hán Trung, nhà Thục Hán bước vào giai đoạn thịnh vượng nhất. Ngay cả nhà Ngụy cũng phải nể sợ, đương nhiên Đông Ngô lúc đó không phải đối thủ.

Thế nhưng sau trận Phàn Thành, Quan Vũ thiệt mạng, Kinh Châu trở về tay Tôn Quyền, thực lực Đông Ngô trong phút chốc đã được tăng cường rõ rệt và đặc biệt lại có bàn đạp uy hiếp trực tiếp lên Thục Hán.

Long Trung đối sách của Gia Cát Lượng sụp đổ vì bị mất Kinh Châu.

Hơn nữa, trong Long Trung đối sách của Gia Cát Lượng, Kinh Châu là viên gạch quan trọng nhất để có thể thống nhất thiên hạ khôi phục Hán Thất. Sau nay, khi liên tục gặp khó khăn về lương thảo trong chiến dịch phạt Bắc, Gia Cát Lượng từng than rằng: "Nếu không bị mất Kinh Châu thì ta đâu khốn khổ vì thiếu lương như vậy".

Ngoài ra, cũng chính vì trận Phàn Thành mới dẫn đến trận Di Lăng. Nếu Kinh Châu không mất, Quan Vũ vẫn còn, Lưu Bị sẽ không phát động chiến tranh Ngô - Thục để rồi nhận phải tổn thất lớn đến như vậy.

Thất bại tại Phàn Thành rồi đến Di Lăng khiên nhà Thục hoàn toàn đánh mất cơ hội tranh bá thiên hạ với Ngô - Ngụy. Nếu lúc đó không phải Gia Cát Lượng ra sức "chống bão", xoay chuyển tình thế, e là nhà Thục Hán đã bị diệt vong ngay tại thời điểm đó.

Hoa Vũ (Theo Sohu)

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tam-quoc-khong-phai-chi-lang-that-bai-tai-phan-thanh-moi-la-don-chi-mang-khien-thuc-han-sup-do-a325213.html