+Aa-
    Zalo

    Tam Quốc: Tám đại mãnh tướng bên cạnh, người cuối cùng khiến Tào Tháo tiếc thương nhất

    ĐS&PL Tào Tháo là một nhà chính trị, quân sự kiệt xuất thời Tam Quốc, vì thế bên cạnh ông có rất nhiều đại mãnh tướng trung can nghĩa đảm giúp ông gây dựng đại nghiệp.

    Tào Tháo là một nhà chính trị, quân sự kiệt xuất thời Tam Quốc, vì thế bên cạnh ông có rất nhiều đại mãnh tướng trung can nghĩa đảm giúp ông gây dựng đại nghiệp.

    Tào Tháo, nhà chính trị quân sự kiệt xuất thời Tam Quốc

    Hạ Hầu Đôn

    Hạ Hầu Đôn

    Hạ Hầu Đôn tự Nguyên Nhượng, là người Tiếu ở Bái Quốc. Ông là danh tướng thời cuối Đông Hán, một trong những công thần khai quốc nhà Tào Ngụy thời Tam Quốc. Hạ Hầu Đôn là một trong những tướng sĩ đi theo Tào Tháo sớm nhất, cùng Tào Tháo chinh chiến rất nhiều năm.

    Ông rất được Tào Tháo tín nhiệm, thường đảm nhận tiên phong, dẫn đầu đội quân xông pha trận mạc. Hạ Hầu Đôn được coi là Quan Vũ của Tào Ngụy, được xưng là Thần Quân, người duy nhất được phép đi chung xe ngựa với Tào Tháo, một vinh dự mà ngay cả những cận vệ như Điển Vi cũng không có được.

    Trương Liêu

    Trương Liêu

    Trương Liêu tự Văn Viễn là người Mã Ấp, Nhạn Môn. Ông từng làm việc cho Đinh Nguyên, Đổng Trác và Lữ Bố. Sau trận chiến Hạ Bì mới quy thuận Tào Tháo, trở thành danh tướng trứ danh, chiến công lẫy lừng.

    Đặc biệt là trong trận chiến Hợp Phỉ năm Kiến An thứ 20, Trương Liêu dẫn 800 tướng sĩ tấn công 10 vạn đại quân của Tôn Quyền, khiến các tướng sĩ Đông Ngô kinh hoàng, Tôn Quyền chút nữa bị bắt sống, người Giang Nam nghe chuyện đều khiếp vía, "trẻ con nghe tên Trương Liêu thì không dám khóc" đã trở thành một điển tích của nhân gian.

    Trương Cáp

    Trương Cáp

    Trương Cáp tự Tuấn Nghệ. Vào cuối thời Đông Hán, Trương Cáp tham gia vào khởi nghĩa Khăn Vàng, sau quy phục Ký Châu mục Hàn Phức, làm Tư Mã quân. Năm 191, Hàn Phức bị Viên Thiệu đánh bại, Trương Cáp dẫn binh đầu hàng quy thuận Viên Thiệu. Trương Liêu sau đó công phá Công Tôn Toản, lập được chiến công và thăng cấp lên làm Ninh Quốc Trung lang tướng.

    Trong trận chiến Quan Độ, Trương Cáp nhiều lần bày mưu và khuyên Viên Thiệu nhưng ông ta không nghe lời. Trận Ô Sào đại bại, Trương Cáp bị Quách Đồ gièm pha. Viên Thiệu vốn thiếu quyểt đoán tin lời Quách Đồ có ý hại Trương Cáp, dẫn đến việc Trương Cáp chạy sang đầu quân cho Tào Tháo.

    Từ đó về sau Trương Cáp cùng Tào Tháo công Ô Hoàn, phá Mã Siêu, giáng Trương Lỗ, lập công liên tục. Đến khi Tào Phi xưng đế, lấy Trương Cáp làm Tả Tướng Quân, phong Cáp làm Mạo hầu, nhận lệnh cùng Tào Chân công đánh rợ Hồ, An Định, sau còn cùng Hạ Hầu Thượng vây đánh Giang Lăng.

    Đặc biệt là Công Nguyên 228, Trương Cáp cùng Tào Chân chống đỡ Gia Cát Lượng ở phía Tây, đánh bại quân Thục ở Nhai Đình, buộc địch phải rời khỏi Hán Trung. Đến năm Công Nguyên 231, Ông dẫn quân đuổi đánh quân Thục thì bị trúng tên tử trận. Trương Cáp là một đại tướng khiến Lưu Bị và Gia Cát Lượng phải kiêng sợ.

    Hứa Chử

    Hứa Chử

    Hứa Chử tự là Trọng Khang, người Tiêu Huyện. Ông được miêu tả là thân cao tàm thước, eo rộng mười vòng gang. Từ sau khi Điển Vi tử trận, ông chủ yếu phụ trách công việc bảo vệ Tào Tháo. Trong trận chiến Quan Độ, khi phát hiện Từ Tha có âm mưu hành thích Tào Tháo, Hứa Chứ ra tay giết sạch Từ Tha cùng những thích khách.

    Trong trận Vị Thủy, Hứa Chử mang trọng giáp mũ sắt, che chở cho Tào Tháo khỏi mưa tên, giúp Tào Tháo sang sông an toàn. Lúc Tào Tháo qua đời, Hứa Chử khóc đến thổ huyết. Sau đó Hứa Chử theo phục vụ con trai Tào Tháo là Tào Phi. Ông được phong là Vạn Tuế đình hầu. Đến thời Ngụy Minh Đế Tào Tuấn, ông được phong là Mâu Hương hầu. Không lâu sau thì Hứa Chử bệnh mất, được phong là Tráng hầu.

    Tào Nhân

    Tào Nhân

    Tào Nhân tự Tử Hiếu, người huyện Tiếu, Phái Quốc, là em cùng họ của Tào Tháo, một danh tướng của Tào Ngụy thời Tam Quốc. Sau thất bại ở trận chiến Xích Bích, Tào Nhân trấn thủ ở Giang Lăng chống lại Chu Du hơn một năm.

    Năm 211, Tào Nhân tham gia chiến dịch trấn áp các thế lực cát cứ Tây Lương của Mã Siêu và Hàn Toại. Trong trận Đồng Quan ông đã chỉ huy quân sĩ phòng thủ ải Đồng Quan trước các cuộc tấn công của Tây Lương, tạo điều kiện cho thắng lợi của quân Tào.

    Trong trận chiến Tương Phàn, Tào Nhân chặn đứng các cuộc tấn công của Quan Vũ, cùng với Từ Hoảng giải vây khiến Quan Vũ phải rút lui. Sau khi nhà Ngụy lập quốc, Tào Nhân được phong làm Xa Kị tướng quân, sau đổi thành Trần Hầu quản lý quân sự Kinh Châu, Dương Châu và Ích Châu. Sau này ngày càng được Tào Phi trọng dụng phong làm Đại tư mã. Năm 223 Tào Nhân qua đời ở tuổi 55, được truy phong là Trung Hầu.

    Từ Hoảng

    Từ Hoảng

    Từ Hoảng tự Công Minh, người Dương quận. Ban đầu ông là chỉ huy kỵ binh của đội quân Dương Phụng, sau khi Dương Phụng bị đại quân Tào Tháo đánh bại, Từ Hoảng mới đi theo Tào Tháo trải qua rất nhiều trận chiến như Quan Độ, Xích Bích, Hán Trung, Quan Trung và lập được rất nhiều đại công, đặc biệt là đánh bại Quan Vũ trong trận chiến Tương Phàn.

    Khi Từ Hoảng dẫn quân về trại, đích thân Tào Tháo ra ngoài thành để đón tiếp. Thấy quân của Từ Hoảng răm rắp nghiêm chỉnh, Tào Tháo khen rằng:"Từ tướng quân thật có phong cách như Chu Á Phu". Sau khi Tào Phi xưng đế, Từ Hoảng được làm Hữu tướng quân. Công Nguyên 227, Từ Hoàng bệnh mất, và cũng được phong gọi là Tráng Hầu.

    Vu Cầm

    Vu Cầm

    Vu Cầm tự Văn Tắc, là một võ tướng vào cuối thời Đông Hán. Trước là thuộc hạ của Bào Tín, sau được tiến cử cho Tào Tháo. Trong lúc Trương Tú tạo phản đánh úp Tào Tháo khiến quân Tào hỗn lọan. Vu Cấm không những trừng phạt Thanh Châu Binh, đồng thời còn lập trại chống giặc. Điều này khiến Tào Tháo rất hài lòng ví Vu Cầm như những danh tướng thời xưa.

    Kiến An năm thứ 24 trong trận chiến Phan Thành, Vu Cầm vì không am hiểu địa hình mà bại trận đầu hàng Quan Vũ. Sau đó Vu Cầm bị áp giải từ Kinh Châu giao cho Đông Ngô. Đến năm Hoàng Sơ thứ hai thì được Tôn Quyền thả về Ngụy. Nếu như năm đó Vu Cầm không đầu hàng Quan Vũ thì có lẽ danh tiếng của ông đã vẻ vang hơn rồi.

    Điển Vi

    Điển Vi

    Điển Vi là người Kỷ Ngô quận Trấn Lưu. Ông là một mãnh tướng của Tào Tháo thời cuối Đông Hán. Điển Vi có tướng mạo kiên hùng, sức khỏe hơn người. Ban đầu ông là người Trương Mạo sau mới đi theo Tào Tháo. Trong lúc Tào Tháo chinh phạt Lữ Bố bị bao vây tam hướng, chính sự trí lực và dũng cảm của Điển Vi đã giải vây giúp Tào Tháo, lập được đại công, được Tào Tháo phong làm Đô Úy, hộ vệ bên cạnh.

    Kiến An năm thứ hai (Công Nguyên 197), Trương Tú phản bội Tào Tháo, Điển Vi một mình chống lại phản quân bảo vệ Chủ công, giết chết rất nhiều kẻ địch, nhưng cuối cùng vì kẻ địch vây hãm quá đông mà tử trận.

    Mặc dù lúc đó Tào Tháo mất cả con trưởng và cháu nội nhưng chỉ khóc than rằng:"Ta mất một con trưởng, một cháu yêu, cũng không quá đau xót, chỉ tiếc thương Ðiển Vi mà thôi". Thậm chí một năm sau khi Tào Thào dẫn binh đi qua cố địa vẫn không cầm được nước mắt mà khóc lớn, lệnh binh sĩ dừng quân, lập tế vong hồn Điển Vi. Nếu Điển Vi không chết quá sớm, chắc chắn sử sách sẽ có thêm nhiều thành tựu của ông hơn.

    Hoa Anh Thịnh (Theo Sohu)


    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tam-quoc-tam-dai-manh-tuong-ben-canh-nguoi-cuoi-cung-khien-tao-thao-tiec-thuong-nhat-a288001.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    vtc.vn
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan