Tam Quốc: Tư Mã Ý thực sự không nhìn thấu Không Thành Kế của Gia Cát Lượng?


Thứ 3, 20/08/2019 | 02:31


Cùng sự kiện

Vào thời kỳ Tam Quốc, nhân tài nghĩa sĩ xuất hiện như nấm sau mưa. Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý chính là hai quân sư xuất sắc trong thời loạn thế đó.

Vào thời kỳ Tam Quốc, nhân tài nghĩa sĩ xuất hiện như nấm sau mưa. Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý chính là hai quân sư xuất sắc trong thời loạn thế đó.

Tư Mã Ý và Gia Cát Lượng có rất nhiều màn đấu trí đặc sắc

Tam Quốc Diễn Nghĩa là một tiểu thuyết tô điểm cho nhà Thục Hán, nên nhân vật Gia Cát Lượng trong bộ tiểu thuyết này đã được đề cao quá độ. Vì vậy mà nhiều người cho rằng tài năng của Gia Cát Lượng hơn Tư Mã Ý rất nhiều. Sự thật liệu có phải như vậy không?

Tư Mã Ý cũng là một người trí tuệ mưu lược, không so đo tính toán hơn thiệt, từ đầu đến cuối đều ý thức được thứ bản thân cần là gì. Ông dùng thời gian 50 năm để chứng minh lòng trung thành với Tào Tháo, nhờ vậy mà gia tộc Tư Mã  mới có ngày ngồi lên thiên hạ.

Tư Mã Ý cũng là một mưu sĩ có tầm nhìn rất thâm sâu

Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, Gia Cát Lượng đã từng dùng Không Thành Kế để dọa đại quân của Tư Mã Ý phải lui binh. Không lẽ Tư Mã Ý đã thực sự không nhìn ra kế sách của Gia Cát Lượng sao?

Thời điểm đó, Gia Cát Lượng đã phái hầu hết quân tinh nhuệ đi áp tải lương thảo, chỉ giữ lại 2000 quân già yếu trấn thủ thành trì. Tuy nhiên, đại quân vừa mới xuất phát được vài ngày thì Tư Mã Ý dẫn 50 vạn quân áp sát cổng thành. Vào thời khắc đó, Gia Cát Lượng đã nghĩ ra Không Thành Kế, ra lệnh mở toang cổng thành, cho binh sĩ giả trang thành thường dân và thương lái trà trộn vào đám đông, còn bản thân ông thì ở trên thành lầu lạc quan gảy đàn.

Cuối cùng, Tư Mã Ý đã quyết định lui bình. Nhiều người cho rằng Tư Mã Ý đã quá thận trọng. Cho dù trong Tây Thành thực sự có mai phục, thì chỉ cần 10 vạn quân như thế cũng đủ để chống trả chiếm thành. Hay để cẩn thận hơn nữa, Tư Mã Ý cũng hoàn toàn có thể phái một đội quân tiến vào do thám trước. Nhưng Tư Mã Ý không làm vậy, trục tiếp lui binh. Chính vì Tư Mã Ý đã nhận ra Không Thành Kế của Gia Cát Lượng nên mới đưa ra quyết định như vậy.

Không Thành Kế là một nước cờ mạo hiểm của Gia Cát Lượng

Thời gian đó, Tư Mã Ý được Tào Tháo trọng dụng, được nắm trọng binh trong tay cũng một phần là nhờ sự tồn tại của Gia Cát Lượng. Tào Ngụy ba đời chỉ muốn lợi dụng Tư Mã Ý để thống nhất thiên hạ. Nếu lúc đó Tư Mã Ý quyết định công thành bắt giữ Gia Cát Lượng, thì có thể nói Tào Ngụy sẽ không còn đối thủ nữa và không biết chừng sau đó gia tộc Tư Mã sẽ rơi vào họa sát thân.

Tư Mã Ý chỉ muốn lợi dụng Gia Cát Lượng để chứng minh giá trị bản thân với Tào Ngụy, để bảo đảm sự an toàn cho gia tộc Tư Mã. Gia Cát Lượng có lẽ cũng đoán được ý đồ của Tư Mã Ý nên mới quyết đoán đưa ra một kế sách mạo hiểm như vậy. Trận Không Thành Kế đó thật sự là một ván cờ đặc sắc.

Có thể nói rằng lúc đó Tư Mã Ý hoàn toàn nhận ra Không Thành Kế của Gia Cát Lượng nhưng không dám và cũng không thể ra lệnh tiến quân, nhằm bảo đảm sự an toàn cho gia tộc Tư Mã. Gia Cát Lượng có lẽ cũng nhìn thấu tâm tư của Tư Mã Ý nên mới dám đưa ra nước cờ mạo hiểm như vậy để giữ được thành trì.

Hoa Anh Thịnh (Theo Sohu)

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tam-quoc-tu-ma-y-thuc-su-khong-nhin-thau-khong-thanh-ke-cua-gia-cat-luong-a289426.html