Tây Du Ký: Ba đại Thượng Cổ Thần Thú bên cạnh Quan Thế Âm Bồ Tát, năng lực vượt xa Tôn Ngộ Không


Thứ 4, 14/08/2019 | 03:02


Cùng sự kiện

Bên cạnh Quan Thế Âm Bồ Tát có ba đại Thần thú từ thời Thượng Cổ, pháp lực của chúng cao cường vượt xa Tôn Ngộ Không.

Bên cạnh Quan Thế Âm Bồ Tát có ba đại Thần thú từ thời Thượng Cổ, pháp lực của chúng cao cường vượt xa Tôn Ngộ Không.

Trong Tây Du Ký, Quan Thế Âm Bồ Tát trú tại Lạc Già Sơn ở Nam Hải, thường ngày có Hộ sơn đại thần, Mộc Xoa hành giả, Thiện Tài đồng tử, có Phụng Châu long nữ hầu hạ hai bên, còn có 24 lộ chư thiên túc trực nghe chỉ thị của Bồ Tát.

Ngoài ra Lạc Già Sơn còn vô số các phi cầm dị thú, trong đó có ba con đại thần thú từ thời Thượng Cổ, pháp lực cực lớn, Tôn Ngộ Không cũng đấu không lại. Ba Thượng Cổ thần thú đó là Ác Ô Quy, Long Nữ và Ngưu Thánh Anh.

Bên cạnh Quan Âm Bồ Tát có rất nhiều kỳ chân dị thú

Tại sao lại có thể khẳng định ba Thượng Cổ thần thú này mạnh hơn Tôn Ngộ Không? Chỉ thông qua một câu chuyện trong Tây Du Ký là có thể giải đáp câu hỏi này.

Chuyện là lúc Tôn Ngộ Không đến Nam Hải tìm Bồ Tát giúp đỡ thu phục Hồng Hài Nhi cứu sư phụ. Quan Âm lúc đó cầm theo Ngọc Tịnh Bình. Tôn Ngộ Không muốn cầm bình hộ Bồ Tát, nhưng dường như chỉ là chuồn chuồn đậu trên bình:"sao không thể lay lắc một phân nào vậy?"

Ngọc Tịnh Bình chưa đầy nước của một biển, Ngộ Không công lực có tăng thêm mười phần cũng chưa chắc nhúc nhích được. Thế những Ác Ô Quy và Long Nữ bên cạnh Quan Thế Âm lại dễ dàng cầm được.

Thượng Cổ Ác Ô Quy là một con rùa trong nhà của Quan Âm, Châu Văn Vương từng dùng nó để xem bói, Phục Hi từng chơi đùa với nó ở đình đài, nên hiển nhiên nó là một con rùa từ thời Thượng Cổ.

Thượng Cổ Ác Ô Quy chỉ trong nháy mắt có thế vượt qua tứ hải

Tôn Ngộ Không đã phải chịu uất ức rồi, cho rằng đó chỉ là một con rùa trông nhà tầm thường, nhưng trong nguyên tác tả rằng"Bên trong biết rõ chuyện trời đất, cất giấu trong mình quỷ thần cơ".

Ác Ô Quy không những hơn hẳn Ngộ Không về năng lực mà về pháp lực cũng mạnh hơn rất nhiều lần khi có thể dễ dàng cầm Tịnh Ngọc Bình, về tốc độ thì nháy mắt vượt tứ hải hơn hẳn cân đẩu vân một vạn tám nghìn dặm.

Tiếp theo là Thượng Cổ Long Nữ. Trong Tây Du Ký chỉ nói rằng Phụng Châu Long Nữ bên cạnh Bồ Tát có khả năng phân biển thành hai. Cũng giống như Ác Ô Quy có thể dễ dàng cầm được Ngọc Tịnh Bình, pháp lực chắc chắn vượt xa Ngộ Không.

Long Nữ dễ dàng cầm Ngọc Tịnh Bình của Bồ Tát

Cuối cùng là Ngưu Thạch Anh, chính là hình dạng thật của Hồng Hài Nhi, vậy tại sao lại được tính là Thượng Cổ Thần Thú. Bời vì Hồng Hài Nhi là con ruột của Ngưu Ma Vương, mà tương truyền Ngưu Ma Vương chính là chuyển thế của Đại Bạch Ngưu thời Thượng Cổ. Vậy nên pháp lực của Ngưu Ma Vương và Ngưu Thạch Anh rất cao cường.

Bồ Tát đã nói với Ngộ Không rằng:"Người chỉ được nhiều lời, bình còn không nhấc nổi thì làm sao để hàng yêu đây".

Ngưu Thánh Anh là hình dạng thật của Hồng Hài Nhi

Thực sự Ngộ Không đã ba lần năm lượt bị Hồng Hài Nhi hành cho khổ sở, thậm chí bị đốt cho hồn bay phách lạc. Vì nguồn gốc sức mạnh của Hồng Hài Nhi không khác gì Ô Quy và Long Nữ.

Để thu phục Hồng Hài Nhi, Quan Thế Âm Bồ Tát đã phải lấy ra năm chiếc vòng kim cô. Một cái đeo lên cổ, bốn cái còn lại chia ra hai tay và hai chân của Hồng Hài Nhi. Vậy mà lúc đó Hồng Hài Nhi vẫn còn cố gắng tiến đến tiếp tục đánh Ngộ Không, khiến Hầu Tử không khỏi kinh ngạc. Phải đến khi Bồ Tát hô "hợp", khiến cho Hồng Hài Nhi không thể cử động thì mới chịu đầu hàng, cùng Bồ Tát quay về Lạc Già Sơn phục pháp.

Hoa Anh Thịnh (Theo Eastday)

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tay-du-ky-ba-dai-thuong-co-than-thu-ben-canh-quan-the-am-bo-tat-nang-luc-vuot-xa-ton-ngo-khong-a288610.html