+Aa-
    Zalo

    Nhiều trường đại học hàng đầu trên thế giới cấm tình yêu thầy trò

    ĐS&PL Nhân viên tại đại học Quốc gia Singapore (NUS) không được phép có quan hệ thân mật với sinh viên đại học, ngay cả khi đó là sự đồng thuận.

    Nhân viên tại đại học Quốc gia Singapore (NUS) không được phép có quan hệ thân mật với sinh viên đại học, ngay cả khi đó là sự đồng thuận.

    Quy định cấm tình yêu thầy - trò được ĐH Quốc gia Singapore áp dụng. Ảnh: Straits Times.

    Theo quy tắc ứng xử dành cho nhân viên được tìm thấy trên trang web của đại học Quốc gia Singapore (NUS), toàn bộ nhân viên trong trường không được phép tham gia bất kỳ mối quan hệ đồng thuận thân mật nào với sinh viên.

    Các mối quan hệ đồng thuận thân mật bao gồm hôn nhân, tình dục, tình yêu các mối quan hệ lãng mạn và tình cảm, cho dù khác giới hay đồng giới.

    Quy định được áp dụng đối với cả sinh viên hệ sau đại học hoặc bất cứ sinh viên nào có quan hệ sư phạm với giảng viên, cả người hướng dẫn hay cố vấn.  

    Tại Singapore, bộ Giáo dục nước này khẳng định cả 6 đại học ở nước này có "nghĩa vụ chăm sóc sinh viên, nhân viên, theo đó cung cấp môi trường giảng dạy, học tập an toàn".

    Trên thế giới cũng từng có nhiều trường đại học không cho phép mối quan hệ tình cảm giữa giáo sư, giảng viên và sinh viên.

    Năm 2019, trường đại học College London đã trở thành trường đại học đầu tiên của Russell Group (24 trường đại học hàng đầu Vương quốc Anh) đưa ra lệnh cấm các mối quan hệ thân mật giữa giảng viên và sinh viên.

    Trường đại học College London. Ảnh: Getty

    Chính sách này nghiêm cấm “các mối quan hệ cá nhân và thân mật gần gũi giữa nhân viên và sinh viên mà nhân viên đó có trách nhiệm trực tiếp hoặc liên quan đến việc học tập hoặc phúc lợi cá nhân của sinh viên đó”.

    Nếu là sinh viên mà họ không trực tiếp giám sát thì nhân viên đó phải công khai mối quan hệ cá nhân hoặc thân mật trong vòng một tháng , không sẽ phải đối mặt với hình thức kỷ luật.

    Chính sách nói rằng nhân viên nên “duy trì một khoảng cách thích hợp cả về thân thể và tình cảm với học sinh”.

    Nhân viên nên cố gắng “tránh tạo tình cảm đặc biệt với học sinh, chỉ nên liên hệ với sinh viên qua các kênh đại học chính thức và cố gắng tránh cung cấp số điện thoại di động cá nhân cho sinh viên, hoặc gặp gỡ sinh viên bên ngoài trường đại học”.

    Kelsey Paske, giám đốc thay đổi hành vi và văn hóa tại UCL, cho biết lệnh cấm được thông báo nhằm ngăn chặn lạm dụng quyền lực, bảo vệ cả học sinh và nhân viên.

    Chỉ có hai trường đại học khác của Vương quốc Anh là Greenwich và Roehampton, cấm quan hệ tình cảm thân mật giữa giảng viên và sinh viên.

    Theo điều tra của Guardian, chỉ có bảy nhân viên đã bị các trường đại học kỷ luật vì quan hệ tình cảm với sinh viên trong 5 năm qua.

    “Chính sách mới của UCL là nghiêm ngặt nhất ở Anh. Nếu nó được thực hiện như dự định, nó sẽ giúp tạo ra một môi trường dạy và học an toàn hơn và bình đẳng hơn về giới tính ”, Tiến sĩ Anna Bull thuộc Nhóm 1752, chuyên vận động chống lại hành vi sai trái của nhân viên trường đại học cho biết.

    Một cuộc khảo sát năm 2018 của 1752 Group và NUS cho thấy 4/5 sinh viên nói rằng họ không thoải mái khi nhân viên có quan hệ thân mật với sinh viên.

    Tại Mỹ, kể từ năm 2015, Khoa Nghệ thuật và Khoa học của Đại học Harvard cũng đã chính thức cấm các mối quan hệ thân mật giữa giữa các giáo sư và sinh viên đại học.

    Mộc Miên (Theo Theguardian, Washington Post)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhieu-truong-dai-hoc-hang-dau-tren-the-gioi-cam-tinh-yeu-thay-tro-a344691.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    vtc.vn
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan