Góc nhìn luật gia về Thuế: Nghị định 126 và những điều tài xế xe công nghệ cần biết


Thứ 4, 09/12/2020 | 07:14


Theo Nghị định 126 có hiệu lực từ 5/12, cách tính thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với dịch vụ gọi xe công nghệ

<iframe width="887" height="499" src="https://www.youtube.com/embed/otCISUptK5Q" frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen></iframe>

Tài xế công nghệ trong nhiều năm nay trở thành một loại hình nghề nghiệp hot đối với nhiều người. Thậm chí, nhiều sinh viên mới ra trường đã chọn làm tài xế công nghệ như một cách "cứu cánh" để ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, khi nghị định 126 được ban hành mới đây khiến nhiều tài xế công nghệ phải lao đao, chật vật đi tìm quyền lợi cho mình. Vậy đâu là giải pháp cho tài xế công nghệ?

Theo Nghị định 126 có hiệu lực từ 5/12, cách tính thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với dịch vụ gọi xe công nghệ như Grab, Gojek... hay còn gọi là đơn vị hợp tác cá nhân kinh doanh, sẽ thay đổi.

Thay vì tách riêng tài xế đóng 3% thuế VAT trên doanh thu thực nhận và doanh nghiệp đóng 10% thuế VAT trên phần chiết khấu như trước, doanh nghiệp sẽ có trách nhiệm kê khai và nộp 10% thuế VAT trên tổng doanh thu mà khách hàng thanh toán. Đây là phần thuế mà người dùng phải trả và doanh nghiệp chỉ là bên nộp hộ.

Tuy nhiên, khi nghị định được đưa ra lại gặp phải những phản đối vô cùng mạnh mẽ, từ những lái xe ôm công nghệ. Các lái xe đã có một cuộc biểu tình để phản đối doanh nghiệp tăng chiết khấu VAT. Nhiều tài xế chạy xe công nghệ cho rằng, thực chất họ chỉ là người chạy xe ôm, đi bán sức lao động kiếm tiền nên thu thuế 10% trên doanh thu là bất công. 90% xe ôm công nghệ đang có mức doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm. Mức thu nhập, nếu trừ chi phí, thậm chí, chỉ đủ sống. Nhưng từ lâu, cực kỳ vô lý là họ đã phải chịu thuế thu nhập cá nhân - không giảm trừ gia cảnh như những ngành nghề khác.
Và giờ đây, cách đánh thuế mới, doanh thu sẽ giảm tiếp 7,3%, mồ hôi và công sức của những người lái xe công nghệ sẽ còn rẻ hơn nữa.

Khi chúng ta đang phải đối mặt với dịch Covid, bức tranh kinh tế cũng vì thế mà trở nên u ám hơn. Song song với việc thực hiện các quy định của Nhà nước doanh nghiệp cũng cần đặt lợi ích của người lao động sao cho thật hài hòa và hợp lý. Chúng tôi hiểu những khó khăn đằng sau mỗi người lao động, tuy nhiên sau mỗi Nghị định được ban hành đều sẽ còn những bất cập nhất định khi chưa đi vào thực tiễn. Vậy nên bản thân người lao động cũng cần bình tĩnh, đóng góp ý kiến đến với Cơ quan truyền thông để sau mỗi quy định có thể hoàn chỉnh một cách phù hợp nhất. 

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/goc-nhin-luat-gia-ve-thue-nghi-dinh-126-va-nhung-dieu-tai-xe-xe-cong-nghe-can-biet-a348780.html